Thứ Hai, 27 tháng 10, 2014

Ông Hồ Xuân Mãn và chuyện “quy trình đúng”

Sự kiện bình luận
(LĐ) - Số 252 Lê Thanh Phong - 7:10 AM, 28/10/2014
Nằm hiến máu cũng phải đúng quy trình
Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Gia Lai Huỳnh Ngọc Tục bị kỷ luật cảnh cáo về mặt Đảng, vì đã sử dụng bằng giả. Ông Tục tốt nghiệp Đại học Luật Hà Nội hệ tại chức, nhưng bằng chứng nhận tốt nghiệp cấp 3 hệ bổ túc văn hóa lại là đồ giả. Vị giám đốc này còn khai man trình độ văn hóa 12/12 để đi học cao cấp lý luận chính trị.

Tỉnh ủy Gia Lai vừa có văn bản đề nghị Trường Đại học Luật Hà Nội và Học viện Chính trị khu vực III thu hồi bằng đại học và bằng cao cấp lý luận chính trị đã cấp cho ông Tục.

Thu hồi hai cái bằng “rởm” đó hay không cũng chẳng có nghĩa gì. Cái chức giám đốc sở mới là quan trọng.

Cán bộ sử dụng bằng giả nhiều kể không hết, nhưng tới chức vụ giám đốc sở (bị phát hiện) quả hơi hiếm. Đằng sau câu chuyện này là gì nhỉ! Chưa họ c hết bổ túc nhưng vẫn lấy được cử nhân luật. Quá tài. Trò cũng tài mà thầy cũng tài. Cái bằng cử nhân luật tại chức của Trường Đại học Luật Hà Nội quả thật có giá.

Tỉnh Gia Lai cũng tài. Cả tỉnh có biết bao nhiêu người học hành tử tế không được làm giám đốc sở, lại “tìm” cho được một người chưa học bổ túc. Cán bộ lãnh đạo chức vụ giám đốc sở, phải sàng lọc qua bao nhiêu quy trình trước khi bổ nhiệm, vậy mà vẫn lọt được hết. Quy trình đúng, chỉ có con người được tuyển chọn từ quy trình đó là “không đúng”.

Mới đây, Chủ tịch Nước ký quyết định hủy danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang đối với ông Hồ Xuân Mãn - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế. Chuyện khai man thành tích, giành công đồng đội của ông Mãn tưởng cũng không cần phải kể thêm. Chỉ lạ một điều, để “chọn” một anh hùng lực lượng vũ trang cũng không đơn giản, vậy mà ông Mãn vẫn gian dối được. Quy trình đúng, chỉ có anh hùng là “rởm”.

Vụ thu hồi bằng cấp của ông Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Gia Lai và hủy danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang của ông Hồ Xuân Mãn cho thấy, sẽ không có quy trình nào là đúng, một khi con người không trung thực.

21 nhận xét:

  1. Mới đây, Chủ tịch Nước ký quyết định hủy danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang đối với ông Hồ Xuân Mãn - nguyên Xã đội trưởng xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
    Chuyện khai man thành tích, giành công đồng đội của ông Mãn tưởng cũng không cần phải kể thêm. Chỉ lạ một điều, để “chọn” một anh hùng lực lượng vũ trang cũng không đơn giản, vậy mà ông Mãn vẫn QUA được.
    Quy trình đúng, chỉ có anh hùng là “DỔM”.
    Khởi đầu cho cái “quy trình” chọn ANH HÙNG là Ngô Hòa, chủ tịch HĐTĐ&KT tỉnh Thừa Thiên Huế.
    Để có cơ sở hủy cái Quyết định “tanh tưởi” ấy Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đòi hỏi phải ĐÚNG quy trình…
    Thì ra tất cả các quy trình chỉ là…chỉ là vì cái quy trình…nó như cái TAM GIÁC…

    Trả lờiXóa
  2. Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế nói: “Sắp tới Tỉnh ủy sẽ thực hiện kết luận của Ban Bí thư về thẩm quyền của tỉnh là xem xét sai sót, vi phạm các cơ quan, cá nhân trong tỉnh theo quy định. Dự kiến có thể ra Tết tiến hành kiểm điểm Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các cá nhân liên quan”.
    TẠI SAO VỤ HỒ XUÂN MÃN KÉO DÀI…KHI BAN BÍ THƯ ĐÃ KẾT LUẬN?
    “Trong Đảng CSVN đang ngấm ngầm tồn tại hai phái theo hai trục trong Đảng, tức là một trục theo Đảng còn một trục theo Chính phủ. Mà nguyên nhân chính theo tôi là do các phe đang tranh giành, đối chọi nhau về lợi ích để giành quyền chi phối của Đảng và nhà nước, giành cái lợi thế trong cuộc đấu tranh vì quyền lực.”
    Những phát biểu của ông Nguyễn Tấn Dũng vừa qua theo tôi là đều không thông qua Bộ Chính trị, mà là phát biểu với tính cách cá nhân nhằm mục đích tạo hình ảnh cá nhân của ông ấy ở trong và ngoài nước.
    Đây là hậu quả của sự phân hóa theo ê kíp, phe nhóm …
    Chủ tịch Nước ký quyết định hủy danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang đối với ông Hồ Xuân Mãn - nguyên Xã đội trưởng xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế là do P.Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị…chỉ sau 2 ngày là có quyết định của Chủ tịch Nước…vì quy trình đến Chủ tịch nước cũng phải chờ…
    Chuyện khai man thành tích không cần nói lại. Chỉ lạ một điều, để “chọn” một anh hùng lực lượng vũ trang thì không đơn giản, vậy mà ông Mãn vẫn QUA được.
    Quy trình đúng, do con người chọn ANH HÈN thành anh hùng.
    Ông Ngô Hòa, chủ tịch HĐTĐ&KT tỉnh Thừa Thiên Huế không thể phủi tay vì có sự tác động chính, có trách nhiệm chủ đạo trong việc này…
    Về hưu…có nhiều thời gian hảy ngẫm nghĩ lại cuộc đời mình, trách nhiệm của mình trong vụ Hồ Xuân Mãn. Ông có tí gì ân hận không?
    Hảy vào 66 Thạch Hãn thăm, chia sẻ và xin lỗi Hồ Xuân Mãn…

    Trả lờiXóa
  3. HỒ XUÂN MÃN VẪN LÀ ANH HÙNG
    Hay tin anh Mãn bị thu hồi danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, tôi đã đi ngay vào Huế để thăm hỏi, chia sẻ và động viên anh. Tôi chỉ muốn trực tiếp nói với anh một câu, rất ngắn gọn, rất đầy đủ: Anh vẫn là anh hùng!
    Anh Mãn nguyên là trưởng ban an ninh, xã đội trưởng xã Phong An, huyện Phong Điền. Trong bản khai thành tích, anh khai đến 17 thành tích nổi bật như tổ chức 100 trận đánh, tiêu diệt 150 tên Mỹ, 33 lần được tặng các danh hiệu dũng sỹ diệt Mỹ, Chiến sỹ thi đua…
    Tuyệt quá! Thời chiến tranh mấy ai diệt được nhiều Mỹ như anh.
    Chính vì những thành tích đó mà ngày 21/8/2010, anh được trao tặng danh hiệu Anh hùng LLVT.
    Thật chẳng ra sao, anh vừa nhận xong danh hiệu thì đơn thư tố cáo anh bay đi rợp trời xứ Huế. Phần em không nhắc lại chuyện này, làm anh thêm buồn. Nhưng có một chi tiết em phải nói, đặng sau này bảo vệ anh, khẳng định cho anh. Đó là, sau khi đồng đội anh gửi đơn thì một số tên xã hội đen, bịt mặt đến đe dọa họ, đánh dằn mặt họ.
    Tuyệt quá! Thời bình mấy ai làm được thế.
    Anh đi nhà hàng, sàm sỡ nhân viên, bị nó tát vào mặt, lập tức anh đưa uy bí thư Tỉnh ủy đuổi ngay cô bé nhân viên kia.
    Tuyệt quá! Bí thư Tỉnh ủy mấy ai dám như anh.
    Công lao diệt giặc của những năm trước là công của tập thể, của các đồng đội anh, mà trong đó có không ít người đã hi sinh. Thế mà, anh lại khai là của mình.
    Tuyệt quá! Lý Thông tái thế, anh ơi.
    Từ một số ví dụ nho nhỏ nêu trên, em khẳng định, anh Hồ Xuân Mãn kính yêu vẫn là anh hùng. Do vậy, tới đây có trả lại giấy chứng nhận thì anh đừng trả cái khung gỗ sơn son thiếp vàng và tấm kính phía trước, anh nhé.
    Tại sao anh Mãn vẫn là anh hùng. Này nhé, anh hùng phải có hành động dũng cảm, bất chấp tính mạng, mang lại lợi ích to lớn cho xã hội…
    Chiếu với anh Mãn cũng có đầy đủ các “phẩm chất” đó. Thứ nhất, nếu không dũng cảm thì anh Mãn có dám khai man thành tích, cướp công của đồng đội không? Thứ hai, nếu không bất chấp thì anh Mãn có dám cho xã hội đen dằn mặt những người tố cáo không? Nếu không bất chấp thì có dám đè cổ cô nhân viên hôn không? Thứ ba, việc làm của anh Mãn là tấm gương cho nhiều người đang mon men noi theo…
    Do đó, anh Hồ Xuân Mãn vẫn là anh hùng. Chỉ có điều là anh hùng côn đồ. Giấy chứng nhận anh hùng cấp cho anh Mãn được Chủ tịch hội đồng Bộ phận không nhỏ ký, triện đóng trên đó có hình con chuột.
    Nhân vào thăm anh Hồ Xuân Mãn ở số nhà 66, đường Thạch Hãn, mình xin nhắn các đồng chí chưa bị lộ với lại các đồng chí mon men rằng: Tai mắt nhân dân ở khắp mọi nơi, không gì có thể qua được. Bữa nay các ông đang có chức có quyền, đang đe nẹt được nên có thể họ chưa dám nói ra, nhưng chắc chắn những việc các ông làm phương hại đến nhân dân sẽ được người đời ghi tội. Rồi đến đời con, đời cháu các người có ngửng mặt lên được không. Một số đồng chí có bằng tiến sỹ đểu cũng thế, mau mau mà đốt đi, coi như mình bị mất tiền ngu, sau này nếu thèm quá thì dặn lại con cháu nó đốt cho mấy cái bằng bằng hãng mã cho nó đỡ thèm, nha.
    Sau này lỡ ra mà các đồng chí bị lộ thì mình vẫn rất chu đáo, đến thăm hỏi động viên rất chi là ân cần!
    (Ảnh: Thăm anh Hồ Xuân Mãn, ở 66 Thạch Hãn, TP. Huế)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vẫn anh hùng là đúng, gần đây có báo phản ánh anh còn mang súng vào rừng săn bắt thú, chim muông rồi về hè nhau với mấy tay phe cánh nhậu nhẹt, thách thức thằng nào dám xóa danh hiệu của tao.
      Các CCB ở cùng đơn vị với đc Mẫn đứng dơn tố cáo, tuy đã phần nào nhẹ nhõm khi có Qd tước danh hiệu anh hùng của đc Mẫn, nhưng vẫn còn canh cánh một điều mà cơ quan Đảng chưa chịu trả lời là: đc Mẫn chưa được kết nạp Đảng. Rất mong nhà báo Việt Thắng và các đồng nghiệp quan tâm.

      Xóa
    2. Việt Thắng à, nhân tiện anh qua nhà Ngô Hòa, chủ tịch HĐ TĐ&KT tỉnh Thừa Thiên Huế phỏng vấn mấy câu, Hồ Xuân Mãn nhờ anh này…mà tót lên AHLLVTND đấy…từ một cán bộ “xèn xèn” nhờ anh Mãn mà bay lên hơn cả SAM2 thời kháng chiến chống Mỹ…Chừ thì anh đội mũ cối nhưng trước 1975 anh làm giáo viên tiểu học hệ đào tạo cấp tốc đấy mà…cái TÀI là nhận lương của cả hai chế độ…MỚI TÀI…

      Xóa
  4. Viết hay quá, đã ngứa thiệt!

    Trả lờiXóa
  5. Vụ làm anh hùng đầu têu là Bá và Bình sao giờ lại đổ qua cho Hòa đã nghỉ hưu.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Công bằng mà nói, Trần Thanh Bình, trưởng ban Tổ chức tỉnh ủy có công lớn, là cánh tay trái của HXM…Bình “tả xung, hữu đột” có vai trò chính, được HXM tin tưởng tuyệt đối, yêu cầu của Bình là yêu cầu của Mãn…người chi phối chính trong quá trình chuẩn bị thủ tục hồ sơ AHLLVT của HXM…
      Hồ Viết Bá, Chánh văn phòng…chỉ là điếu đóm, chuẩn bị văn bản theo yêu cầu…không làm và không làm kịp thời là không được.
      Nói về lý, hai anh này không có trách nhiệm gì trong việc AHLLVT của HXM, chỉ lơn xơn cho có mặt “xí điểm ăn phần” để lấy lòng anh…
      Ngô Hòa thì khác, Ngô Hòa là chủ tịch HĐ TĐ&KT của tỉnh TTH…quy trình bắt đầu từ Ngô Hòa.
      Với chức năng tư vấn, kiểm tra, giám sát công tác thi đua & khen thưởng…mọi việc bắt đầu từ Ngô Hòa…

      Xóa
  6. Thang ba va thang binh dang tai chuc .co rua ma cung hoi

    Trả lờiXóa
  7. HỌC THẬT HAY LÀ HỌC GIẢ, HỌC CHẠY?
    Ông TRẦN THANH BÌNH
    - Ngày, tháng, năm sinh: 28/5/1956
    - Quê quán: Phong Hòa, Phong Điền, Thừa Thiên Huế
    - Trình độ học vấn: Thạc sĩ Triết học, Cử nhân Toán, Cử nhân Chính trị
    - Chức vụ: Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế
    - Điện thoại: 08054204
    - Điện thoại di động: 0935969999
    - Đơn vị ứng cử: Huyện Phong ĐiềnÔng NGUYỄN VĂN CAO
    - Ngày, tháng, năm sinh: 13/10/1958
    - Quê quán: Thị trấn Sịa, Quảng Điền, Thừa Thiên Huế
    - Trình độ học vấn: Kỹ sư Xây dựng, Cử nhân Luật, Cử nhân Chính trị
    - Chức vụ: Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh
    - Điện thoại: 054.3822108
    - Điện thoại di động: 0913425789
    - Đơn vị ứng cử: Thành phố Huế
    Ông BÙI THANH HÀ
    - Ngày, tháng, năm sinh: 01/01/1961
    - Quê quán: Điền Môn, Phong Điền, Thừa Thiên Huế
    - Trình độ học vấn: Cử nhân Luật, Cử nhân Chính trị
    - Chức vụ: UVTV Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Trưởng ban Ban Pháp chế HĐND tỉnh
    - Điện thoại: 080.54256
    - Điện thoại di động: 0914612245
    - Đơn vị ứng cử: Huyện Phú Vang
    Ông NGÔ HÒA
    - Ngày, tháng, năm sinh: 10/02/1954
    - Quê quán: Quảng Phước, Quảng Điền, Thừa Thiên Huế
    - Trình độ học vấn: Thạc sĩ Triết học, Cử nhân Toán, Cao cấp Chính trị
    - Chức vụ: Nguyên Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh
    - Điện thoại: 054.3830499
    - Điện thoại di động: 0913425387
    - Đơn vị ứng cử: Huyện Quảng Điền
    Ông NGUYỄN VĂN PHƯƠNG
    - Ngày, tháng, năm sinh: 29/12/1970
    - Quê quán: Phong Sơn, Phong Điền, Thừa Thiên Huế
    - Trình độ học vấn: Cử nhân Toán, Kỹ sư Xây dựng, Cao cấp Chính trị
    - Chức vụ: Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư
    - Điện thoại: 054.3824682
    - Điện thoại di động: 0913495811
    - Đơn vị ứng cử: Huyện Phong Điền
    Ông HUỲNH NGỌC SƠN
    - Ngày, tháng, năm sinh: 07/8/1959
    - Quê quán: Phong Hiền, Phong Điền, Thừa Thiên Huế
    - Trình độ học vấn: Thạc sĩ kinh tế, Cử nhân chính trị
    - Chức vụ: Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Thừa Thiên Huế
    - Điện thoại: 054.3822266
    - Điện thoại di động: 0903515062
    - Đơn vị ứng cử: Huyện Phú Lộc

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Một thầy ở ĐHSP HUẾlúc 02:14 28 tháng 10, 2014

      Hoc tại NHÀ, thi tại QUÁN cả...
      Hỏi Hòa, Bình, Phương ai cấp CỬ NHÂN TOÁN?
      Các thầy đang còn dạy ở Huế đây...đừng "vống" lên các thầy không vui...Các thầy cũng chỉ tốt nghiệp ĐHSP khoa Toán thôi...
      Nằm mơ...các thầy cũng không thể có CỬ NHÂN TOÁN...

      Xóa
    2. Trí- Đại học Khoa Học-Huếlúc 03:19 28 tháng 10, 2014

      Ông TRẦN THANH BÌNH
      - Ngày, tháng, năm sinh: 28/5/1956
      - Quê quán: Phong Hòa, Phong Điền, Thừa Thiên Huế
      - Trình độ học vấn: Thạc sĩ Triết học, Cử nhân Toán, Cử nhân Chính trị
      - Chức vụ: Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế
      Nguồn gốc Bình là giáo viên cấp 2, học tại chức ở ĐHSP Huế, khoa Toán…làm gì có CỬ NHÂN TOÁN…cứ hỏi Trần Thanh Bình, định lý nào là xương sống của Hàm số “biến số phức” là tòi ra cái CỬ NHÂN TOÁN ngay thôi…
      Còn cái THẠC SĨ TRIẾT HỌC là hàng công nghiệp cấp cho Phan Công Tuyên, Ngô Hòa…ái chà…cái Cử nhân chính trị thì Hồ Xuân Mãn cũng có…

      Xóa
    3. Nguyên cái cách khai bằng cấp cũng đã biết NGU rồi (vì tụi nó có học đâu).

      Xóa
  8. Có học vị cao chưa chắc lãnh đạo giỏi, mà thậm chí chưa chắc có đủ năng lực đòi hỏi đối với một công chức! Rõ ràng là vấn nạn bằng dỏm, tình trạng hữu danh vô thực là chuyện không phải của riêng ai.

    Tiến sĩ thật chưa chắc đủ năng lực lãnh đạo, huống chi tiến sĩ giấy

    Thật ra việc sử dụng văn bằng, chứng chỉ phải nhận rõ đây mới là “giấy chứng nhận trình độ học vấn”, còn năng lực của người có văn bằng, chứng chỉ đó là một việc có thể không tương ứng. Vì vậy việc sử dụng văn bằng, chứng chỉ chỉ nên là điều kiện cần để xem xét tuyển chọn và phân công trách nhiệm ban đầu mà thôi. Trong thực tiễn, sau thời gian thử việc bao giờ cũng có sự tuyển dụng hay phân công trách nhiệm lại, phù hợp với năng lực thực chất.

    Có bốn loại năng lực đòi hỏi đối với công chức:

    1. Năng lực tư duy: Khả năng nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, nhận biết vấn đề, hiểu nguyên nhân của vấn đề cần được xử lý…

    2. Năng lực hành động: Khả năng tổ chức thực hiện công việc hiệu quả, hoàn thành nhiệm vụ trong điều kiện thực tiễn phức tạp.

    3. Năng lực quan hệ, giao tiếp, thuyết phục, lãnh đạo, làm việc với người khác.

    4. Năng lực học tập, tiếp thu, đổi mới, sáng tạo, phát triển.

    Qua nghiên cứu cho thấy các năng lực cơ bản cần cho công chức, giúp họ có khả năng hoàn thành nhiệm vụ một cách chủ động và sáng tạo trong bối cảnh đầy thách thức hiện nay và tương lai.

    Những khả năng này rõ ràng là trong quá trình học và làm nghiên cứu thạc sĩ, tiến sĩ chưa hẳn đã được dạy hoặc tích lũy được huống chi các tiến sĩ dỏm, câm điếc! Thế nhưng ở ta do tư duy trọng bằng cấp thái quá tạo điều kiện cho loại tiến sĩ này leo cao.

    Thiết nghĩ nếu muốn có một đội ngũ công chức có năng lực thật sự nên tổ chức thi tuyển đầu vào nghiêm ngặt, khoa học khách quan hơn đối với công chức so với thời gian vừa qua. Nên chăng tổ chức những cơ quan độc lập lo việc thi tuyển công chức. Dựa vào kết quả thi đấy cơ quan cần tuyển dụng chiếu theo yêu cầu của cơ quan mình tuyển dụng. Ngoài ra, đối với các chức vụ lãnh đạo cần tổ chức thi tuyển cạnh tranh vào một chức danh nào đó. Trước mắt cho thí điểm thi tuyển trưởng, phó phòng, dần dần mở rộng đến phó, chánh giám đốc sở, vụ trưởng, vụ phó, cục trưởng, cục phó… Bổ sung Chế định sát hạch công chức định kỳ hoặc đột xuất.

    Đã đến lúc làm quen “công nghệ mới” bổ sung cho hệ thống tuyển chọn nhân sự cao cấp để quy hoạch thông qua áp dụng tiêu chí đánh giá qua chỉ số thông minh IQ (Intelligent Quotient) và chỉ số cảm xúc EQ (Emotinal Quotient).

    Đặt nặng tiêu chí bằng cấp

    Có thể nói lâu nay ta chưa có một hệ thống tiến cử, tuyển chọn hiền tài công tâm, dân chủ và khoa học.

    Chúng ta biết rằng trong thực tiễn quản lý, nhất là ở tầm hoạch định chính sách, nhiều vấn đề phát sinh không có trong sách vở, các thông lệ. Hơn nữa công cuộc đổi mới cũng như cải cách hành chính và những vấn đề bức xúc của Nhà nước ta chưa có tiền lệ. Vì thế nếu chỉ biết “nhai lại” mà chỉ số thông minh thấp thì khó có khả năng đề xuất giải quyết những vấn đề bức xúc có tính đột phá. Có chỉ số thông minh và chỉ số xúc cảm cao mới có điều kiện để năng động, sáng tạo nhạy bén!

    Công bằng mà nói do quá đặt nặng tiêu chí bằng cấp trong tuyển dụng, đánh giá, đề bạt, vô hình trung làm bùng nổ vấn nạn mua bằng, bằng giả hay học giả bằng thật nên trong xã hội xuất hiện tình trạng bằng mọi cách chạy cho được bằng cấp này nọ không qua thực học, thực tài.

    Tiếc rằng dư luận xã hội vẫn chưa lên án mạnh mẽ, quyết liệt với những hiện tượng chạy bằng, chạy chức, chạy học vị, chạy các loại danh hiệu này nọ... Tri thức xã hội không giàu lên, trái lại “đạo học” có nguy cơ suy vong, khan hiếm nhân tài đích thực.

    Nhiều năm lại đây, nhiều quan chức không bằng lòng với chức vị cao của mình nên thích gắn thêm trước chức vụ học hàm, học vị PGS-TS để cho thêm phần trí tuệ. Có một điều là ai cũng biết, cơ quan có trách nhiệm cũng biết năng lực thật sự của các vị này nhưng không ai làm gì cả! Đó mới là điều đáng nói.

    Trả lờiXóa
  9. Ai về Phú Thượng mà coi
    Bằng giả còn đó, chức danh vẫn còn.
    Phó chủ tịch xã dùng bàng tốt nghiệp phổ thông giả mà vẫn còn tại vị, he he

    Trả lờiXóa
  10. Tại sao Tỉnh ủy TTH lại cố tình kéo dài thời gian...không thực hiện kiểm điểm như đã công bố?lúc 03:37 28 tháng 10, 2014

    Ngày 2.1.2014, đoàn công tác Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương (T.Ư) Đảng có buổi làm việc thông báo kết luận với nội dung: Ban thi đua - khen thưởng T.Ư báo cáo các cơ quan chức năng Nhà nước có thẩm quyền xem xét hủy bỏ quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng và thu hồi hiện vật, tiền thưởng của ông Mãn; đồng thời UBKT T.Ư chỉ đạo các cơ quan liên quan kiểm điểm làm rõ trách nhiệm và xử lý theo quy định đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đã để xảy ra các vi phạm, khuyết điểm trong việc xét đề nghị phong tặng danh hiệu Anh hùng cho ông Mãn.

    Trả lờiXóa
  11. Hỏi:
    -Trong những tiêu chí ông đưa ra với cán bộ là phải gần dân, hiểu dân. Liệu điều này có khó thực hiện với cán bộ hiện nay không, thưa ông?
    Đáp:
    -Trong 11 năm chiến đấu ở chiến trường từ sau Mậu Thân 1968, tôi thường xuyên ở đồng bằng nhiều khi chỉ một mình hoặc hai người, nhiều cũng chỉ đến 7 - 8 đồng chí. Chúng tôi sống trong hầm bí mật được nhân dân đùm bọc, giúp đỡ và nếu không có dân thì không có ngày hôm nay.
    Nhờ nhân dân đùm bọc, chỉ những điểm cho mình đánh và chỉ dẫn các cơ sở để mình phát hiện, bồi dưỡng. Từ đó tôi suy nghĩ như Bác nói là dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong.
    Đảng không có dân như cây không có gốc cho nên đặt ra vấn đề cán bộ phải hiểu dân, gần dân, chăm lo cho dân mà chăm lo cho dân tốt, dân sẽ chăm lo cho mình tốt. Ngay lương chúng ta hiện nay cũng do dân trả mà.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cái này dân gian mình mô tả là "Làm như cứt mà nói nức trời đây"!

      Xóa
  12. Nếu tính từ hàm Thứ trưởng trở lên, số người có trình độ tiến sĩ ở Việt Nam cao gấp 5 lần Nhật Bản. Đó là tiết lộ mới đây của TS Nguyễn Khắc Hùng, nguyên Chuyên viên Đối ngoại, Học viện Hành chính Quốc gia khi nói về sự kiện 8 chủ tịch Tỉnh bị Thủ tướng yêu cầu kiểm điểm do báo cáo sai thiệt hại do thiên tai.

    Điều này liên quan đến năng lực bao gồm cả đạo đức và kỹ năng của cán bộ lãnh đạo trong hệ thống. Hay nói một cách khác năng lực cán bộ không phải ở chỗ anh này thạc sĩ (Th) hoặc anh kia tiến sĩ (TS). Và như thế, những tấm bằng danh giá kia chỉ là nền tảng cơ bản cho anh phát huy năng lực bản thân và mức độ cống hiến cho xã hội chứ không phải điều kiện tiên quyết.

    Chúng ta phấn đấu quá nhiều cho mục tiêu tiến sĩ? Cách đây không lâu, dư luận đã hoài nghi tính khả thi khi Hà Nội công bố “chiến lược cán bộ công chức” với mục tiêu đến năm 2020 phấn đấu 100% cán bộ khối chính quyền diện Thành ủy quản lý có trình độ tiến sĩ.

    Theo đó, 100% cán bộ diện UBND TP quản lý có trình độ trên đại học, trong đó một nửa cần đạt trình độ tiến sĩ, 100% cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn có trình độ đại học, trong đó 50% trên đại học.

    Chúng ta quan tâm đến bằng cấp nhưng lại không chú ý đến năng lực làm việc và cống hiến. Nếu xét bằng cấp, chúng ta thừa, thậm chí “lạm phát” trong khi kỹ năng điều hành, hiệu quả quản lý và năng lực của cán bộ lại quá kém.

    Điều này được xác nhận bởi trong thời gian gần đây, cán bộ, công chức đua nhau “đi làm” thạc sĩ nhưng trình độ chuyên môn không đạt yêu cầu, công việc đem lại không xứng tầm với bằng cấp đã vinh danh.

    Đó là hậu quả của lối đào tạo khoa bảng, hư danh, không thực chất. Đó cũng là bệnh thành tích, thích khoe khoang của những người không có lòng tự trọng.

    Chuyện công chức đem USD đi "mua" bằng nhằm bổ sung hồ sơ tổ chức để được đề bạt chức vụ là một thực trạng đáng được báo động.

    Nắm bắt được nhu cầu ngày càng cao về bằng cấp, kiểu bổ nhiệm chức vụ căn cứ vào các danh hiệu "thạc sĩ" hoặc "tiến sĩ". Có trường đại học ở Việt Nam đã liên kết với các trường đại học "quá đát" ở nước ngoài để đào tạo hàng loạt công chức có bằng cấp kém chất lượng.

    Có đến 21 trường đại học hiện có mặt tại Việt Nam không được công nhận bởi các cơ quan kiểm định giáo dục có thẩm quyền từ Hoa Kỳ.

    Có một thời, dư luận và công chúng đã lên tiếng phản đối dữ dội về những thạc sĩ "mù" tiếng nước ngoài (cụ thể là Anh văn), khả năng đọc và nói tiếng nước ngoài quá kém cỏi và thua xa các em học sinh các trường trung học, phổ thông cơ sở.

    Bởi thế, sau này, Bộ giáo dục mới ban hành quy định, học viên chỉ được bảo vệ luận văn thạc sĩ khi có đủ các điều kiện về trình độ ngoại ngữ, cụ thể là chứng chỉ TOEFL ITP 450 điểm, iBT 45 điểm hoặc IELTS 4.5 trở lên hoặc tương đương trong thời hạn 2 năm kể từ ngày cấp chứng chỉ.

    Đến bây giờ, chúng ta vẫn không hiểu nổi, tại sao những công chức Việt Nam lại cố tìm cách lấy cho được bằng tiến sĩ (hoặc thạc sĩ nước ngoài) một cách nhanh nhất, ít nghiên cứu nhất, dễ dàng nhất cho dù tốn hàng chục ngàn USD.

    Họ có bao giờ cảm thấy hổ thẹn khi đưa tay nhận lấy tấm bằng chứng nhận về học vấn với một trình độ chưa xứng đáng, không có công trình gì giúp ích gì cho đất nước, lợi cho quốc dân.

    Danh hiệu TS, Ths kiểu như vậy lại được rêu rao và vinh danh một các vô tội vạ ở các hội nghị, họ xúm xít vỗ tay tán thưởng trong ảo ảnh, trong hư danh để rồi đề bạt lên một chức vụ cao hơn nữa.

    Trả lờiXóa
  13. Trần Mạnh Hảo.lúc 05:33 28 tháng 10, 2014

    Hóa ra, ông Hồ Xuân Mãn, nguyên Ủy viên trung ương đảng cộng sản VN, cựu bí thư tỉnh Thừa Thiên Huế, từng là tên lừa đảo lớn, một tên lưu manh sừng sỏ...đã khai man bao nhiêu thành tích chống Mỹ đểu để lừa toàn đảng toàn dân...Hiện còn mấy trăm mấy nghìn ông to bà lớn trung ương đểu, anh hùng đểu, bí thư đểu...chưa bị phát hiện...? Cách đây nhiều năm trước, Hồ Xuân Mãn là một trong ba bí thư tỉnh ùy được Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khen thưởng về thành tích học tập đạo đức Bác Hồ...một cách xuất sắc nhất !

    Lại nhớ cách đây lâu lắm rồi, khi ông Hoàng Văn Hoan từng nhiều năm là Ủy viên Bộ chính trị đảng CS VN, đàn em thân tín của ông Hồ, qua đường Pakistan chạy sang Trung Quốc lộ mắt Việt gian làm tay sai cho giặc Trung Cộng...bị báo Nhân Dân viết bài chửi ông này là cục cứt...

    Lúc đó, kẻ viết bài này đang hớt tóc ở tiệm hớt tóc lề đường chỗ vườn hoa phố Hàng Đậu, Hà Nội. Ông hớt tóc đưa tờ " Nhân Dân" cho mình chú ý về tìm đọc, đoạn bình luận :

    - Bái phục Bộ chính trị và trung ương đảng ta, bao nhiêu năm ngồi họp với cục cứt to tướng là ông Hoàng Văn Hoan mà mũi các cụ hỏng hết, không ngửi thấy mùi thối...

    Nay, mượn lời ông bạn hớt tóc năm xưa mà tát nước theo mưa về vụ ông Hồ Xuân Mãn, rằng :

    - Bái phục trung ương đảng ta, bao năm ngồi họp, bắt tay bắt chân, ôm hôn một thằng đểu cáng, một thằng đại lưu manh như thế mà tuyệt nhiên vẫn cứ chân chính như ai...

    Nhân đây, cho tôi phục thêm chú em Nguyễn Quang Lập, khi ông trời con Hồ Xuân Mãn còn làm bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên- Huế, Lập đã dám đưa tin ông Mãn vào quán bia ôm ở Huế, chưa gì đã thò tay bóp vú em tiếp viên đẹp nhất, bị em này tát bốp vào mặt, đáng đời loài trung ương ủy viên... Hi hi hi he he he
    Sài Gòn 26-10-2014

    Trả lờiXóa
  14. Ai có số của Lê quốc hùng nhiệm kỳ 2016-2021 Ko

    Trả lờiXóa