Thứ Ba, 28 tháng 10, 2014

HỒ XUÂN MÃN VẪN LÀ ANH HÙNG

Việt Thắng.

Hay tin anh Mãn bị thu hồi danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, tôi đã đi ngay vào Huế để thăm hỏi, chia sẻ và động viên anh. Tôi chỉ muốn trực tiếp nói với anh một câu, rất ngắn gọn, rất đầy đủ:
Anh vẫn là anh hùng!

Anh Mãn nguyên là trưởng ban an ninh, xã đội trưởng xã Phong An, huyện Phong Điền. Trong bản khai thành tích, anh khai đến 17 thành tích nổi bật như tổ chức 100 trận đánh, tiêu diệt 150 tên Mỹ, 33 lần được tặng các danh hiệu dũng sỹ diệt Mỹ, Chiến sỹ thi đua…

Tuyệt quá! Thời chiến tranh mấy ai diệt được nhiều Mỹ như anh.

Chính vì những thành tích đó mà ngày 21/8/2010, anh được trao tặng danh hiệu Anh hùng LLVT.

Thật chẳng ra sao, anh vừa nhận xong danh hiệu thì đơn thư tố cáo anh bay đi rợp trời xứ Huế. Phần em không nhắc lại chuyện này, làm anh thêm buồn. Nhưng có một chi tiết em phải nói, đặng sau này bảo vệ anh, khẳng định cho anh. Đó là, sau khi đồng đội anh gửi đơn thì một số tên xã hội đen, bịt mặt đến đe dọa họ, đánh dằn mặt họ.

Tuyệt quá! Thời bình mấy ai làm được thế.

Anh đi nhà hàng, sàm sỡ nhân viên, bị nó tát vào mặt, lập tức anh đưa uy bí thư Tỉnh ủy đuổi ngay cô bé nhân viên kia.

Tuyệt quá! Bí thư Tỉnh ủy mấy ai dám như anh.

Công lao diệt giặc của những năm trước là công của tập thể, của các đồng đội anh, mà trong đó có không ít người đã hi sinh. Thế mà, anh lại khai là của mình.

Tuyệt quá! Lý Thông tái thế, anh ơi.

Từ một số ví dụ nho nhỏ nêu trên, em khẳng định, anh Hồ Xuân Mãn kính yêu vẫn là anh hùng. Do vậy, tới đây có trả lại giấy chứng nhận thì anh đừng trả cái khung gỗ sơn son thiếp vàng và tấm kính phía trước, anh nhé.

Tại sao anh Mãn vẫn là anh hùng. Này nhé, anh hùng phải có hành động dũng cảm, bất chấp tính mạng, mang lại lợi ích to lớn cho xã hội…

Chiếu với anh Mãn cũng có đầy đủ các “phẩm chất” đó. 
  • Thứ nhất, nếu không dũng cảm thì anh Mãn có dám khai man thành tích, cướp công của đồng đội không? 
  • Thứ hai, nếu không bất chấp thì anh Mãn có dám cho xã hội đen dằn mặt những người tố cáo không? Nếu không bất chấp thì có dám đè cổ cô nhân viên hôn không? 
  • Thứ ba, việc làm của anh Mãn là tấm gương cho nhiều người đang mon men noi theo…
Do đó, anh Hồ Xuân Mãn vẫn là anh hùng. Chỉ có điều là anh hùng côn đồ. Giấy chứng nhận anh hùng cấp cho anh Mãn được Chủ tịch hội đồng Bộ phận không nhỏ ký, triện đóng trên đó có hình con chuột.

Nhân vào thăm anh Hồ Xuân Mãn ở số nhà 66, đường Thạch Hãn, mình xin nhắn các đồng chí chưa bị lộ với lại các đồng chí mon men rằng: Tai mắt nhân dân ở khắp mọi nơi, không gì có thể qua được.
Bữa nay các ông đang có chức có quyền, đang đe nẹt được nên có thể họ chưa dám nói ra, nhưng chắc chắn những việc các ông làm phương hại đến nhân dân sẽ được người đời ghi tội.
Rồi đến đời con, đời cháu các người có ngửng mặt lên được không.
Một số đồng chí có bằng tiến sỹ đểu cũng thế, mau mau mà đốt đi, coi như mình bị mất tiền ngu, sau này nếu thèm quá thì dặn lại con cháu nó đốt cho mấy cái bằng hãng mã cho nó đỡ thèm, nha.

Sau này lỡ ra mà các đồng chí bị lộ thì mình vẫn rất chu đáo, đến thăm hỏi động viên rất chi là ân cần!

(Ảnh: Việt Thắng thăm anh Hồ Xuân Mãn, ở 66 Thạch Hãn, TP. Huế)

CHÚNG TÔI:

Là những đảng viên, là cựu chiến binh qua hai cuộc kháng chiến, là cán bộ hưu trí thôn Phò Ninh, xã Phong An, Xã Phong Sơn, Huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.


Chúng tôi chỉ có "Đơn khiếu nại" đến Ban thường vụ tỉnh ủy và Bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên Huế. 

Trong đơn chúng tôi chỉ có hai đề nghị:
  1. Hồ Xuân Mãn tự nguyện làm đơn gửi lên trên tự nguyện rút danh hiệu anh hùng.
  2. Nếu Hồ Xuân Mãn không tự làm đơn xóa tên anh hùng thì căn cứ luật Thi đua & Khen thưởng bằng biện pháp hành chính để xóa tên Hồ Xuân Mãn ra khỏi danh sách Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

.......

31 nhận xét:

  1. Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân là danh hiệu vinh dự cao nhất của Nhà nước Việt Nam phong tặng hoặc truy tặng cho các cá nhân "có thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội; trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; có đạo đức, phẩm chất cách mạng" và những tập thể "có thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội; trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; nội bộ đoàn kết tốt; tổ chức Đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh."

    Trả lờiXóa
  2. Cá nhân được tặng hoặc truy tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”, “Anh hùng Lao động” được tặng Bằng, Huy hiệu Anh hùng và được thưởng: 15,5 lần mức lương tối thiểu chung.
    Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động được Nhà nước mua bảo hiểm y tế, ưu tiên giao đất, vay vốn với lãi suất thấp để sản xuất. Tuỳ hoàn cảnh cụ thể của từng người, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động được Nhà nước hỗ trợ để có nhà ở; khi chết, người tổ chức mai táng được cấp tiền lễ tang, chôn cất.
    Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lao động được hưởng phụ cấp ưu đãi hàng tháng. Thân nhân của ngưòi được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Bà mẹ Việt Nam anh hùng được hưởng trợ cấp một lần. Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động từ trần trước ngày Pháp lệnh này có hiệu lực thì thân nhân được hưởng trợ cấp một lần.

    Trả lờiXóa
  3. Nịnh bợ là cách làm người khác vừa lòng.
    Thế nhưng, nịnh bợ chỉ làm cho con người ta vui tạm thời, vừa lòng tạm thời, u mê vì những lời nói ngon ngọt, là cơ hội để những kẻ "gió chiều nào theo chiều ấy" phát huy cái gọi là tài khéo léo của mình.
    Đến khi biết được những sự thật ẩn bên trong những lời nói hoa mĩ kia, thì người thiệt thòi lại là nạn nhân của những kẻ chuyên nịnh bợ ...
    Hồ Xuân Mãn chỉ cần có 1/15 anh thường vụ, một vài người bạn tốt có lời khuyên chân thành, tôi tin rằng Hồ Xuân Mãn không lâm vào cảnh khốn nạn như hiện nay…
    Suy cho cùng, nịnh là để chiếm cảm tình của cấp trên để mưu cầu lợi ích riêng. Các nhà xã hội học đều cho rằng nịnh có hại cho sự phát triển của xã hội, cực kỳ nguy hiểm đối với nhân cách, sự nghiệp, mạng sống của con người chân chính, làm xói mòn đạo đức, kỷ cương của xã hội.
    Bởi vậy trên thế giới này vẫn còn vô số người quyền cao, chức trọng vẫn thích nghe những lời tâng bốc, nịnh bợ đến nỗi tan tành sự nghiệp, mất cả mạng sống của mình.
    Quan Vân Trường oai phong lẫy lừng là thế mà phải bị chặt đầu, mất Kinh Châu bởi vì mất cảnh giác trước những lời tâng bốc và phỉnh nịnh của Lục Tốn - đại tướng thời Tam Quốc.
    Nhân dân không nhiều người ghét Hồ Xuân Mãn, nhưng đám “cẩu đệ” của Hồ Xuân Mãn thì không nhiều người trọng…họ nhờ “ba tất lưỡi” và xão thuật đời thường để “vinh thân phì gia”.
    Bọn này thường mượn oai hùm dọa khỉ…Thói đời càng nghĩ càng đau.

    Trả lờiXóa
  4. Mãn cũng chỉ đến thế thôi...lúc 15:45 28 tháng 10, 2014

    Ngày 24/10/2014, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã ký Quyết định số 2721/QĐ-CTN về việc hủy bỏ Quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

    Quyết định số 2721/QĐ-CTN nêu rõ: Hủy bỏ Quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân đối với ông Hồ Xuân Mãn, nguyên Xã đội trưởng xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, do kê khai không đúng thành tích để được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
    Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký.

    Ra “Quyết định” này rất khó khăn, Quyết định này nói lên điều gì?
    -Hồ Xuân Mãn chỉ là một “Xã đội trưởng” của xã Phong An.
    THẾ THÔI

    Trả lờiXóa
  5. Anh Mãn à
    Tôi không có quan hệ gì với anh, tôi chỉ biết anh và anh cũng chỉ biết tôi từ khi anh vào Huế làm Trưởng Ban TCTU…
    Với anh tôi không thương, không ghét…
    Thói thường “giàu thì bị ghét, đói rét bị khinh, thông minh không sử dụng”, hầu như ai cũng bị cái quy luật nghiệt ngã của xã hội ấy chi phối…không ngoại trừ ai.
    Tôi có vài lần đánh bài với anh, trong các loại bài, “xì tẩy” là món chơi của người có “trí”, chỉ số IQ, EQ thấp thì không nên chơi, chơi đến “nước 5” càng không nên…
    Xin lỗi anh cho tôi nói rất thật…anh chơi bài “xì tẩy” không cao…có nghĩa là…thấp, khi anh đang ở vị trí thấp anh có ăn được ai bao giờ…bạn bè chơi của anh “ăn” của anh hơi bị nhiều, cho lại anh cũng nhiều…
    Khi anh lên chức cao, trí tuệ anh cũng thăng tiến theo…anh bắt đầu “chơi” cao, ai cũng khen anh “chơi” rất cao, những “con bạc” theo anh đến cùng trời cuối đất để được thua, nhỡ gặp “kì phùng địch thủ” hoặc “cao thủ võ lâm” thì anh có một lợi thế khi chơi “xì tẩy” là không lo hết tiền…”, đệ của anh sẵn sàng đưa “vô tư” không mong ngày hoàn lại…họ tốt với anh đến vậy…
    Từ đó, anh có một kênh lấy tiền của thiên hạ một cách nhẹ nhàng, “bách chiến bách thắng”…anh đầu tư, “con bạc”, “coi đánh bạc” với anh cũng là một cách đầu tư, hơn thua “tiền” không quan trọng, quan trọng là ở chổ ai cũng vui, ai cũng thắng…và được đi chơi với anh.
    Từng “ván bài” thì anh ĂN tuyệt đối…nhưng cả cuộc “chơi” thì anh THUA TUYỆT ĐỐI.

    Trả lờiXóa
  6. Chủ tịch Nguyễn Văn Cao khen P. chủ tịch Ngô Hòa:
    "Trưởng thành từ người cán bộ công chức Nhà nước, trải qua nhiều cương vị lãnh đạo khác nhau, đồng chí Ngô Hòa luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
    Đặc biệt từ năm 2004 khi được điều động công tác tại UBND tỉnh với chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh và Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, đồng chí Ngô Hòa đã cùng tập thể lãnh đạo UBND tỉnh hoàn thành nhiều nhiệm vụ, chủ trương quan trọng của tỉnh, trong đó đặc biệt là xây dựng đề án xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, chỉ đạo tổ chức thành công các kỳ Festival Huế...góp phần đưa kinh tế - xã hội của Tỉnh ngày càng khởi sắc."

    Ối dào...
    Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau:
    Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu.
    Phen này ông quyết đi buôn cối
    Thiên hạ bao nhiêu đứa đội đầu.

    Lẳng lặng mà nghe nó chúc giàu:
    Trăm, nghìn, vạn mớ để vào đâu ?
    Phen này, ông quyết lên thường vụ
    Đồng chí, đồng môn lắm đứa cầu.

    Lẳng lặng mà nghe nó chúc sang:
    Đứa thì mua tước, đứa mua quan.
    Phen này ông quyết đi buôn “láp”,
    Vừa bán vừa la cũng đắt hàng.

    Lẳng lặng mà nghe nó chúc con:
    Không đậu thì xin chán chổ còn.
    Luân chuyển đôi vòng lên tỉnh ủy,
    Cần chi bằng đỏ với bằng son...

    Nguyễn Quang Vinh nói huỵch toẹt:
    Hội An được như hôm nay vì không chạy đua theo thành tích, không chạy theo “ hoành tráng”.
    Huế thì phải cẩn thận hơn.
    Và để được như Hội An, Ban tổ chức Festval Huế trước khi vui mừng “thành công nhất từ trước tới nay” lại phải bắt đầu điềm tĩnh lại, bình tâm cho việc chuẩn bị một Festival lần thứ 9 đúng là Festival của Huế chứ không phải ở Huế.

    Lê Sĩ Tăng thì còn dè dặc
    Khi Mãn đã có quyền, nắm tổ chức…hình thành bên cạnh Mãn 3 loại người
    • loại 1: là những người nghiêm túc, trung thành với Đảng;
    • loại 2: là những người chỉ muốn giữ mình, an phận;
    • loại 3: là những kẻ a dua, chơi bời, nhưng rất công thần…
    Từ 1993 Mãn vào tỉnh ủy, là cơ hội cho loại 2, loại 3 thăng tiến…Ngô Hòa thuộc loại 2, được làm việc với HXM là trưởng Ban TCTU; tính tình mềm mại, có năng lực…được lòng HXM, Ngô Hòa thăng tiến nhanh…
    Sáng nay 18-7-2013, kỳ họp thứ 6, HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế khóa VI nhiệm kỳ 2011-2016 HĐND tỉnh đã bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh do HĐND tỉnh bầu hoặc phê chuẩn.
    Kết quả, Ngô Hòa, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh có phiếu tín nhiệm cao nhất 88,46%; tiếp theo là ông Nguyễn Ngọc Thiện, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh với 84,62%.
    Người có số phiếu tín nhiệm thấp nhất là ông Huỳnh Ngọc Sơn, Giám đốc Sở Tài chính với 11,54%.
    Điều này khẳng định tính tốt không mất lòng ai của Ngô Hòa…
    Với tư cách chủ tịch Hội đồng thi đua- khen thưởng của tỉnh, có chức năng tư vấn cho Chủ tịch UBND tỉnh về công tác thi đua…Ngô Hòa đã tư vấn để Hồ Xuân Mãn trở thành Anh hùng lực lượng vũ trang cũng là điều dễ hiểu…
    Ngô Hòa có lỗi trước hết với HXM người đã chắp cánh cho Ngô Hòa bay lên, thứ đến Ngô Hòa có lỗi với nhân dân thừa Thiên Huế vì đã góp phần quan trọng trong việc HXM trở thành anh hùng lực lượng vũ trang nhưng không xứng đáng…để lại tiếng nhơ cho người HUẾ…

    Trả lờiXóa
  7. CHUYỆN VUI VỀ THÓI XU NỊNH

    1. Khái niệm:
    Xưa nay nịnh bợ, xu nịnh là hành vi a dua theo đuổi kẻ quyền thế, phủ nhận và xuyên tạc sự thât, bất chấp lẽ phải để trục lợi.
    Nịnh là phép xử thế của những kẻ bất tài, kém sức nhưng lại muốn vươn lên bằng thủ thuật nịnh bợ với cấp trên, người có quyền, có tiền hơn mình.
    Nịnh bợ chỉ có một chiều, dưới nịnh bợ trên, không có chuyện người trên nịnh bợ kẻ dưới, ngoại trừ trường hợp dỗ dành trẻ con và trường hợp này thì "Nịnh" đã biến thành "Nựng".

    2. Thực tiễn:
    Trên thế giới từ xưa tới nay có khá nhiều mẩu chuyện điển hình về nịnh bợ:

    Ở Trung Quốc

    - Chuyện thứ 1:
    Theo sử sách Đông – Tây kim cổ, kẻ thành đạt, giàu có có quyền thế bậc nhất nhờ nịnh bợ thì chưa ai vượt qua được Hoà Thân thời vua Càn Long nhà Thanh (TQ).

    Ví dụ: khi Càn Long hứng chí làm thơ, Hoà Thân hết lời ca ngợi “thơ Hoàng Thượng tuyệt đỉnh, chữ viết như rồng bay phượng múa. Triều đình ta nghìn năm chưa có ai làm thơ hay và viết chữ đẹp như thế !” Hoà Thân thích ca tụng “ Công ơn của Hoàng Thượng như trời bể, tài đức sánh ngang với Vua Nghiêu, vua Thuấn” nhờ thế mà Hoà Thân từ một tên quan lại thấp hèn đã leo lên đến Tể Tướng và giàu có tột đỉnh.

    - Chuyện thứ 2:
    Triệu Cao là Tể tướng nhà Tần, rất được lòng Tần Nhị Thế, âm mưu giết hại Thừa tướng Lý Tư. Triệu Cao đem dâng vua một con hươu và bảo đó là con ngựa. Tần Nhị Thế hỏi quần thần “ con vật này là con hươu hay con ngựa”. Bọn xu nịnh Triệu Cao bèn tâu là Ngựa.

    Ở Việt Nam

    - Chuyện thứ 1:
    Một tên đầy tớ có thói quen phỉnh nịnh, chủ nói gì hắn đều nói theo và phóng đại tô màu. Đi chơi, người chủ khen “ lúa đồng làng này tốt quá”, tên đầy tớ ca theo “lúa đồng làng ta tốt gấp mười lần”. Chủ khen cô thôn nữ xinh gái. Tên đầy tớ ca theo “ cô nương nhà ta xinh gấp mười lần !”. Khi gặp bà già, chủ nhận xét bà già xấu xí, tên đầy tớ quen mồm buột miệng “ Bà nhà ta xấu gấp mười lần”(!)

    - Chuyện thứ 2:
    Một tên lính hầu phát hiện trên chòm râu quan huyện có dính hạt cơm. Hắn quỳ tâu: “ Bẩm quan lớn có hạt minh châu vương trên long tu ngài” Quan hiểu ý nhặt bỏ hạt cơm, rất hài lòng khen tên lính chầu thông minh và được cất nhắc….

    3. Bình luận:
    Suy cho cùng, nịnh là để chiếm cảm tình của cấp trên để mưu cầu lợi ích riêng. Các nhà xã hội học đều cho rằng nịnh có hại cho sự phát triển của xã hội, cực kỳ nguy hiểm đối với nhân cách, mạng sống của con người chân chính, làm xói mòn đạo đức, kỷ cương của xã hội. Bởi vậy trên thế giới này vẫn còn vô số người quyền cao, chức trọng vẫn thích nghe những lời tâng bốc, nịnh bợ đến nỗi tan tành sự nghiệp, mất cả mạng sống của mình. Quan Vân Trường oai phong lẫy lừng là thế mà phải bị chặt đầu, mất Kinh Châu bởi vì mất cảnh giác trước những lời tâng bốc và phỉnh nịnh của Lục Tốn - đại tướng thời Tam Quốc.
    Tuy nhiên nói một cách công bằng trong xã hội, có nhiều người ưa nịnh thì cũng có không ít người khẳng khái, không ưa nịnh, luôn giữ bản chất trong sạch của mình trước kẻ cường quyền dù đó là Vua của một nước. Nhan Súc, học giả nổi danh của nước Tề, là một điển hình về sự khảng khái không chịu xu nịnh Tề Tuyên Vương. Chuyện kể rằng khi Tề Tuyên Vương đến nhà Nhan Súc, Vua gọi: “Nhan Súc, lại đây !” Nhan Súc bình tĩnh đáp lại: “Hoàng Thượng, lại đây !” các quan theo hầu vua hạch tội, Nhan Súc giải thích: Vua gọi mà Nhan Súc lại để xum xoe thì Súc là người xu nịnh, ham muốn quyền lực. Súc gọi mà Vua lại thì Vua là người quí trọng hiền sĩ. Nếu để Súc này mang tiếng xu nịnh ham muốn quyền thế thì sao, bằng để nhà Vua được tiếng quí trọng hiền tài !

    Nhưng, hỡi ôi... sự thật phũ phàng lắm thay: “Bằng lòng hơn bằng cấp!”, “Mật ngọt chết ruồi” (!).
    MÀ RUỒI CHẾT THẬT.

    Trả lờiXóa
  8. Tại buổi gặp mặt, Cao Méo đã ghi nhận và đánh giá cao quá trình công tác, cống hiến của Hòa thân trong hơn 30 năm công tác, chúc Hòa thân sức khỏe và mong muốn Hòa thân tiếp tục có những đóng góp cho sự phát triển của quê hương.
    Trưởng thành từ anh giáo làng nhưng giỏi nịnh bợ nên nắm giữ được nhiều cương vị lãnh đạo khác nhau, Hòa thân luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Đặc biệt từ năm 2004 khi được điều động công tác tại UBND tỉnh với chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh và Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Hòa thân đã cùng tập thể lãnh đạo UBND tỉnh hoàn thành nhiều nhiệm vụ, chủ trương quan trọng của tỉnh, trong đó đặc biệt là xây dựng đề án xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, chỉ đạo tổ chức thành công các kỳ Festival Huế...góp phần đưa kinh tế - xã hội của Tỉnh ngày càng khởi sắc.
    Với tình cảm đồng chí, đồng nghiệp, Hòa thân chân thành cám ơn UBND tỉnh đã tổ chức buổi gặp mặt này, Hòa thân cho biết về nghỉ hưu theo chế độ của Nhà nước, bản thân sẽ tiếp tục có những hoạt động ở địa phương nơi cư trú để xây dựng một khu dân cư văn minh, an ninh trật tự, đồng thời tiếp tục nghiên cứu để có những đóng góp cho Tỉnh trong sự nghiệp xây dựng và phát triển quê hương. Đặc biệt, biến không thành có giúp Hồ Xuân Mãn được phong tặng danh hiệu AHLLVT.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nguyễn Anh Dũng đăng nhiều bài hay quá, cảm ơn anh đã góp phần để cho các quan đọc mà chạnh lòng...

      Xóa
  9. Ông Hồ Xuân Mãn kết nạp Đảng ở đâu?
    Thứ ba, 28/10/2014 08:19
    (CATP) Ngày 24-10-2014, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ký Quyết định số 2721/QĐ-CTN hủy bỏ Quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND đối với ông Hồ Xuân Mãn, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế, do kê khai không đúng thành tích.
    Tuy nhiên hiện nay một số cán bộ cựu chiến binh còn quan tâm liệu ông Mãn có phải là đảng viên không? Ông Mãn khai man ngày vào Đảng là 11-1-1974. Ông Hoàng Phước (trung tá nguyên Chánh thanh tra công an tỉnh) nói: “Tôi là Đội trưởng Đội an ninh huyện Phong Điền từ năm 1970 - 1975 và ở với ông Mãn. Ông Mãn chỉ là trợ lý ở Huyện đội, không chi bộ nào kết nạp Đảng cho ông Mãn cả”. Ông Lê Văn Uyên (Trưởng ban tổ chức Huyện ủy giai đoạn 1968 - 1975) cũng xác nhận không hề ký cho ông Mãn kết nạp Đảng và chi bộ xã Phong An không thể kết nạp vì ông Mãn không thuộc quân số của xã. Những người xác nhận sự việc này vẫn còn sống, nguyên là Bí thư của xã Phong An từ năm 1967 - 1975 như Thái Bình Dương, Hoàng Chí Công, Trần Văn Minh.
    Về việc ông Mãn khai ngày 11-1-1974 vào Đảng tại Đảng ủy xã Phong An, ông Thái Bình Dương (trú TP.Huế) khẳng định: “Tôi làm Bí thư xã Phong An giai đoạn 1967 - 1970, và Chánh văn phòng Huyện ủy Phong Điền từ năm 1971 - 1975 thì không biết việc ông Mãn được kết nạp Đảng. Vì tất cả hồ sơ kết nạp Đảng phải thông qua Văn phòng Huyện ủy”.
    Ông Trần Văn Minh, Bí thư xã Phong An giai đoạn 1973 - 1975 cũng cho biết, không hề giới thiệu ông Mãn vào Đảng, không biết ông Mãn kết nạp Đảng khi nào. Các cựu chiến binh đề nghị UBKTTƯ và Tỉnh ủy kiểm tra: “Ông Mãn kết nạp Đảng ở chi bộ, thời gian nào, ai chứng kiến”.

    Trả lờiXóa
  10. hú hồn cái ông Việt Thắng này, đọc cái đầu đề định C cái, mà may dừng kịp :P

    Trả lờiXóa
  11. vậy có truy thu tiền thưởng và hiện vật,phụ cấp đã nhận không

    Trả lờiXóa
  12. 9. Gửi Ngô Thanh Trúc: Moa chỉ là phó thường dân bình thường thôi nên có nhiều thời gian đọc và nghiên cứu những gì mình yêu thích. Nhìn đa số quan lại bây giờ mà đáng khinh bỉ: nịnh trên, đe dưới; trình độ, đạo đức không đáng là bao nhưng hay đi dạy đời; tham nhũng như cẩu xực nhưng ra vẻ liêm khiết, khổ sở. Cải cách thể chế là xu thế tất yếu của thời đại và khi đó cho hết lũ quan này vào nhà máy xử lý rác thải. Là thế hệ trẻ chúng ta cần phải góp tiếng nói đấu tranh để xây dựng đất nước phát triển, không thể để cho thế hệ con cháu sau phải oán hận.

    Trả lờiXóa
  13. ngày 18.12.2013 văn phòng trung ương Đảng cộng sản Việt Nam ra Thông báo số 6963/TB-BBT với nội dung BBTTW quyết định hủy bỏ danh hiệu ahllvtnd của hồ xuân mãn.
    ngày 22.10.2014 chính phủ ra tờ trình để trình chủ tịch nước quyết định hủy bỏ danh hiệu ahllvtnd của hồ xuân mãn.
    ngày 24.10.2014 chủ tịch nước ra quyết định hủy bỏ danh hiệu ahllvtnd của hồ xuân mãn.

    Thời gian tiêu tốn cho hành trình từ BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG đến CHÍNH PHỦ từ 18.12.2013 đến 22.10.2014,răng mà quá xa ngái muôn trùng diệu vợi rứa hèo ?
    Ai tính ra đặng quãng đường từ BBTTW đến CHÍNH PHỦ là bao xa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. TTO 15/5/2014…Ban TĐ-KT TƯ trình chính phủ có tờ trình để CTN ra Quyết định Hủy Quyết định AHLLVT của Hồ Xuân Mãn, Thủ tướng chưa có ý kiến về việc này.
      Thủ tướng chỉ đạo, Hủy cũng phải theo quy trình xử lý vụ việc, Bộ Quốc phòng là cơ quan đề nghị phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân cho ông Mãn, thì Bộ Quốc phòng phải có văn bản đề nghị xem xét, hủy bỏ danh hiệu đã phong tặng cho ông Hồ Xuân Mãn gửi Ban Thi đua - Khen thưởng trung ương báo cáo Thủ tướng.
      Thủ tướng mới có cơ sở đề nghị Chủ tịch nước quyết định hủy danh hiệu AHLLVTND.
      PHẢI THEO QUY TRÌNH

      Xóa
    2. HXM có đơn kiện:
      Lý do: HXM chưa đồng ý với kết luận của Đoàn Kiểm tra, HXM cho rằng Đoàn mới nghe một chiều…từ số đông…là không có cơ sở.

      Xóa
  14. Lê Uy Mục – “Vua quỷ”
    Lê Uy Mục (1488 –1509) là vị vua thứ 8 của nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam. Lên ngôi từ năm 17 tuổi, ông được xem là một vị hoàng đế tàn bạo và hoang dâm, đẩy triều Lê vào tình trạng hỗn loạn.
    Theo sử sách ghi lại, Uy Mục là một vị vua ăn chơi vô độ, ham rượu chè, gái đẹp ít ai sánh bằng. Ông cũng nổi tiếng tàn bạo khi giết hại nhiều người vô tội.
    Khi mới lên làm vua, Uy Mục đã giết tổ mẫu là bà Thái hoàng Thái hậu, giết quan Lễ bộ Thượng thư là Đàm Văn Lễ và quan Đô ngự sử là Nguyễn Quang Bật vì những người này từng phản đối việc đưa ông lên ngôi.
    Vị vua này còn ra lệnh cho giết hết những người Chiêm bị bắt làm gia nô trong các điền trang của các thế gia, công thần. Tàn ác hơn, Uy Mục đêm nào cũng cùng với cung nhân uống rượu, rồi đến khi say thì giết đi.
    Sứ thần Trung Quốc chứng kiến sự quái gở của Uy Mục, đã làm thơ gọi ông là Vua quỷ (Quỷ vương).
    Sự bất nhân của Uy Mục đã gây nên một làn sóng bất bình trong dân chúng và hàng ngũ quan lại, dẫn đến việc Giản Tu Công Lê Oanh lật đổ và giết chết vị hôn quân này sau 4 năm ở ngôi.
    Lê Tương Dực – “Vua lợn”
    Sau khi giết Lê Uy Mục, Lê Oanh tự lập mình làm vua, lấy niên hiệu là Hồng Thuận, tức vua Lê Tương Dực (1495 – 1516). Trong thời gian đầu trị vì, Tương Dực tỏ ra là một vị vua tốt, nhưng càng về sau ông càng sa đà vào việc chơi bời xa xỉ truỵ lạc, bỏ bê việc nước.
    Lê Tương Dực nổi tiếng với việc sai người thợ cả Vũ Như Tô xây điện 100 nóc, xây Cửu Trùng Đài. Quân dân làm trong mấy năm trời không xong, hao tổn tiền của, chết hại nhiều người.
    Ông còn cho đóng chiến thuyền bắt con gái khỏa thân chèo chơi ở hồ Tây, giết chết 15 vương công, cho gọi các cung nhân của triều trước vào cung để gian dâm. Vì hoang dâm như thế, cho nên sứ nhà Minh sang trông thấy vua, bảo rằng Tương Dực có tướng lợn, nên dân chúng gọi ông là Vua lợn (Trư vương).
    Lê Tương Dực hoang chơi khiến triều chính hết sức rối loạn, loạn lạc xảy ra khắp nơi trong cả nước. Do can gián vua không được mà còn bị phạt trượng, nguyên Quận công Trịnh Duy Sản đã giả mượn tiếng đi đánh giặc để đem binh vào cửa Bắc Thần giết vua Tương Dực, chấm dứt 7 năm cầm quyền của “Vua lợn”.

    Trả lờiXóa
  15. ảnh X muốn cứu cho nên mới thế xấu mặt anh X .nhân đây anh MÃN có dám công khai việc vào đảng của mình ,im lặng có nghĩa là đúng

    Trả lờiXóa
  16. Chà chà…rắc rối quá anh Mãn ơi…lúc 22:41 28 tháng 10, 2014

    Bây giờ Mãn chỉ còn cớ bệnh để tránh kỷ luật Đảng…
    Mãn có vào Đảng không để xét kỷ luật, đó mới là vấn đề…Lê Quang Dũng trao huy hiệu 40 tuổi Đảng…thì có phải thu hồi không?
    Chà chà…rắc rối quá anh Mãn ơi…

    Trả lờiXóa
  17. Có hối lộ tình dục ở Việt Nam
    Ông Ngô Doãn Khánh, Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương, khẳng định chắc chắn có chuyện hối lộ bằng tình dục ở Việt Nam, vì thế nên bổ sung vào Bộ luật hình sự để ngăn chặn, xử lý.
    Sáng nay 29-10, tại hội thảo “Hoàn thiện các quy định về tội hối lộ trong Bộ luật hình sự năm 1999” do Ban Nội chính Trung ương phối hợp với Chương trình phát triển LHQ (UNDP) tại Việt Nam tổ chức, ông Ngô Doãn Khánh, Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương, cho biết hành vi đưa hối lộ rất đa dạng, phong phú nên quy định hiện hành đã bộc lộ nhiều hạn chế cần phải sớm khắc phục.

    Theo ông Khánh, bên cạnh các yếu tố vật chất thì người đưa hối lộ đang sử dụng những lợi ích khác không thua kém như chạy thành tích, khen thưởng, danh hiệu hoặc tình dục để đạt được mục đích của mình.

    Trả lờiXóa
  18. Nhục quá mãn ơi! Ra cầu An Lổ nơi chú dự định đặt tượng bán thân mà nhảy đi. Để co hồn qua lại con thắp cho cây hương.

    Trả lờiXóa
  19. Nổi tiếng là người thông thái, hiểu rộng, biết nhiều, nhưng Trạng Quỳnh ngán chuyện cử nghiệp. Mỗi lần triều đình mở khoa thi, nhiều người giục chàng lều chõng ứng thí, chàng đều gạt phăng nói sang chuyện khác.

    Lần ấy, vì nể ý thầy học, lời khuyên của bạn bè dân làng, Quỳnh đành đi thi cho phải phép. Năm đó, nhà chúa mừng sinh được con trai, các quan trường bèn nảy ra ý nịnh hót chúa, bàn nhau ra đề thì nói về điềm lành của đất nước. Đoán được ý ấy, Quỳnh nghĩ ra cách làm một bài văn phải hàm được hai nghĩa: bề ngoài, đọc lên nghe như lời ca ngợi công đức của Chúa và sự an vui của mọi người, nhưng ẩn ý của nó lại là một sự phủ định. Trong bài văn ấy có hai câu khái quát hiện trạng đất nước như sau:

    "Quan tắc cổ, dân tắc cổ, đái hàm quan Nghiêu Thuấn chi dân" (Nghĩa là: Quan cũng theo phép xưa, dân cũng theo phép xưa, đội ơn quan, dân được sống đời Nghiêu Thuấn) và đối lại:

    "Thượng ung tai, hạ ung tai, ỷ đầu lai Đường Ngu chi đức" (nghĩa là: Trên cũng vui thay, dưới cũng vui thay, dựa vào đám đầu lại có đức độ thời Đường Ngu)

    Mới nghe đọc lần đầu, chúa Trịnh đã khen: Hay quá! Xứng đáng cho giải nhất! Quan chủ khảo liền đứng lên tâu với Chúa:

    - Khải chúa! Trong hai câu ấy, thần thấy có cái ẩn ý không thuận.

    - Quan thật đa nghi quá. Ca tụng công đức của chúa như vậy mà còn gì không thuận?

    - Khải chúa, cứ theo cái nghĩa chữ Hán thì hai câu ấy đúng là hay thật, nhưng Quỳnh là loại thâm nho, từng đã dùng chữ nghĩa chơi khâm nhiều người, và chắc hắn không bao giờ bằng lòng thứ văn chương một nghĩa. Theo sự hiểu biết cạn hẹp của thần, thì hai câu ấy xướng theo nghĩa đồng âm trực tiếp nghe ra ngại lắm, không dám đọc lên để chúa thưởng lãm.

    - Ta cho phép, quan cứ nói.

    - Khải chúa, nếu vậy thì thần xin thưa. Hai câu ấy có dụng ý phỉ báng, táo tợn. Nếu đọc theo kiểu nôm thì rõ là câu chửi tục.

    - Chửi tục không sao, nhà ngươi cứ trình bày ta nghe thử!

    - Vậy thần xin mạo muội thưa: "Quan tắc cổ, dân tắc cổ" có nghĩa là "trên cũng câm, dưới cũng câm," thưa tắc cổ là câm không dám nói đấy ạ! Còn "đái hàm quan Ngiêu Thuấn chi dân" tức là "đái vào hàm bọn quan dám bảo rằng dân chúng đang sống dưới thời Nghiêu Thuấn".

    - Nếu quả vậy thì Quỳnh láo thật!

    - Khải chúa, chưa hết đâu. Câu sau này còn hàm ý báng bổ tệ hại hơn. "Thượng ung tai, hạ ung tai" có nghĩa là "đứa trên thối tai, đứa dưới cũng thối tai", là cả trên dưới, ai ai cũng là một lũ điếc đấy ạ. Vì điếc hết nên không biết rằng "ỷ đâu lai Đường ngu chi sĩ" nghĩa là "ỉa vào đầu lũ nha dám bảo rằng kẻ sĩ đang mở mặt giữa đời Đường Ngu".

    Quỳnh lần ấy bị đánh hỏng nhưng lại có cơ hội đả kích vào thói xu nịnh của đám quan trường và "chọc" nhà chúa một trận nên thân, còn mình thì vẫn giữ tròn khí tiết.

    Trả lờiXóa
  20. ​Nghĩ từ chuyện ông Hồ Xuân Mãn
    29/10/2014 13:05 GMT+7

    TT - Báo chí đã đồng loạt đưa tin Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vừa ký quyết định hủy bỏ quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân đối với ông Hồ Xuân Mãn, nguyên bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế.

    Lý do là ông này đã có hành vi gian dối trong việc kê khai thành tích để được phong tặng danh hiệu nêu trên vào năm 2000. Đây là vết nhơ khó rửa trong cuộc đời ông Hồ Xuân Mãn.

    Tôi chắc rằng khi cầm viết khai man thành tích bản thân, ông Hồ Xuân Mãn đã nghĩ chuyện này thế nào cũng trót lọt. Bởi lẽ nếu biết chuyện gian dối bị phanh phui như hôm nay, bị đưa tin và cả hình ảnh lên truyền hình quốc gia, ông Mãn sẽ không dám làm vì tổn hại rất lớn đến thanh danh của ông và làm ảnh hưởng xấu đến con cháu ông.

    Thật ra, không chỉ ông Hồ Xuân Mãn nghĩ như thế. Mới đây, khi rộ lên nghi án hối lộ 80 triệu yen của Công ty Tư vấn giao thông Nhật Bản (JTC) liên quan đến dự án đường sắt đô thị số 1 Hà Nội, những cán bộ liên quan trong các giải trình đều khẳng định mình vô tội.

    Thế nhưng, khi cơ quan điều tra vào cuộc, khởi tố vụ án, bắt tạm giam một số người thì chỉ riêng ba bị can đã nộp lại gần 3 tỉ đồng. Có phải ban đầu các vị này nghĩ không ai biết chuyện họ làm nên cứ cãi phăng, chỉ đến khi đối mặt với những chứng cứ không thể chối cãi, họ mới chịu công nhận?

    Trong xã hội hôm nay, bao vụ tham nhũng, hối lộ, buôn lậu, trốn thuế và các tệ nạn xã hội khác phát sinh có lẽ cũng từ suy nghĩ đó. Họ tin rằng chỉ những người liên quan ngồi chung trên một con thuyền tội phạm mới biết vụ việc, và không ai dại dột khai báo với người ngoài cuộc cả.

    Quả thật, chắc chắn đã có nhiều tội ác không bị trừng phạt vì không bị phát hiện, không ai biết ngoại trừ những kẻ chủ mưu và đồng lõa.

    Thế nhưng, cái suy nghĩ mình làm chuyện sai, điều xấu miễn sao kín kẽ để người khác đừng biết về việc của mình là vô cùng nguy hiểm cho sự phát triển của xã hội. Nó phản ánh sự tuột dốc, tha hóa của nhân cách con người. Một khi đã quan niệm như vậy thì không hề có tự trọng, tự giác, liêm sỉ gì hết.

    Người có lòng tự trọng, có liêm sỉ thì cho dù không ai biết, chuyện xấu, việc sai họ cũng không làm vì trước hết họ tự hổ thẹn với lương tâm. Chính lòng tự trọng, liêm sỉ, lương tâm đã là barie có hiệu quả ngăn họ không làm điều trái, từ việc nhỏ như không vượt khi đèn đỏ dù không có cảnh sát đứng gác (hay không đặt camera quay phim), đến chuyện lớn như không nhận hối lộ, không ăn cắp của công. Đây là cái nền văn hóa - nhân cách cá nhân vững chắc tạo nên giá trị con người.

    Tôi nghĩ mấu chốt của việc “dựng lại người” là giáo dục lòng tự trọng, tính liêm sỉ và thế hệ đi trước phải làm gương cho thế hệ trẻ, những người lãnh đạo, quan chức phải làm gương cho dân.

    Tôi bỗng nhớ đến câu chuyện trong Cổ học tinh hoa gần một thế kỷ trước: “Dương Chấn được bổ đi làm thái thú quận Đông Lai. Lúc đi phó nhậm, qua đất Xương Ấp, quan huyện ở đấy là Vương Mật, trước nhờ ông đề bạt cho, vào yết kiến, rồi đợi đêm khuya đem vàng đến lễ.

    Dương Chấn bảo: “Trước tôi biết ông là người khá mới cử ông lên, thế mà ông vẫn chưa biết bụng tôi, còn đem vàng tới cho tôi ư”. Vương Mật cố nài, thưa rằng: “Xin ngài cứ nhận cho, bây giờ đêm khuya không ai biết”.

    Dương Chấn nói: “Trời biết, đất biết, ông biết, tôi biết, sao lại bảo là không ai biết”. Đây là câu chuyện cổ, nhưng nhiều người nghe xong lại nói với tôi rằng bây giờ đó chỉ là... truyện cổ tích!

    Trả lờiXóa
  21. Hành vi gian dối trong việc kê khai thành tích để được phong tặng danh hiệu nêu trên vào năm 2010. Đây là vết nhơ khó rửa trong cuộc đời ông Hồ Xuân Mãn.

    Tôi chắc rằng khi cầm viết khai man thành tích bản thân, ông Hồ Xuân Mãn đã nghĩ chuyện này thế nào cũng trót lọt.
    Bởi lẽ nếu biết chuyện gian dối bị phanh phui như hôm nay, bị đưa tin và cả hình ảnh lên truyền hình quốc gia, ông Mãn sẽ không dám làm vì tổn hại rất lớn đến thanh danh của ông và làm ảnh hưởng xấu đến con cháu ông.

    Trả lờiXóa
  22. Ông Ngô Hòa, chủ tịch HĐTĐ&KT có trách nhiệm đến đâu trong vụ này?
    Một con người “ưu tú, có thành tích xuất sắc” nhưng sau 10 năm làm cách mạng (như ông Mãn đã khai) mới được vào Đảng (năm 1974) và 35 năm sau ngày giải phóng mới được phong tặng danh hiệu Anh hùng, khiến nhân dân nghi ngờ, không phục.
    Ông Mãn tự làm thành tích, được cấp dưới (CVP tỉnh ủy Hồ Viết Bá) xác nhận. Bản báo cáo thành tích được 15 người của Thường vụ Tỉnh ủy nhất trí với tỷ lệ 100%.
    Nghiêm trọng hơn, dù không ai biết cụ thể những việc ông Mãn làm, nhưng vẫn nhất trí với thành tích đó.
    Hồ sơ lần lượt được chuyển đến Ban chỉ huy quân sự (CHQS) huyện, Bộ CHQS tỉnh, Quân khu 4, Bộ Quốc phòng và các ban ngành ở T.Ư.
    Danh hiệu cao quý của Nhà nước trao nhầm người, trước hết là lỗi ở người.
    Nhưng cũng cần làm rõ trách nhiệm, sai phạm của cá nhân, tập thể đã “tê liệt”, để lọt hồ sơ giả.
    Trước đây, một số lãnh đạo tỉnh khẳng định với báo chí là việc xét tặng danh hiệu Anh hùng cho ông Mãn được thực hiện đúng quy trình, nguyên tắc.

    Trả lờiXóa
  23. Ngay như đương kim Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế Nguyễn Ngọc Thiện trả lời báo chí trước đây cũng khẳng định, quy trình xây dựng bộ hồ sơ đề nghị tặng danh hiệu anh hùng của ông Mãn được thực hiện chặt chẽ và đầy đủ theo quy định.
    Nhưng khi sự việc nguyên bí thư Hồ Xuân Mãn khai man anh hùng được công bố, Bí thư Thiện nói sẽ xem xét trách nhiệm các cá nhân, tổ chức để có hình thức xử lý kỷ luật và thông tin cho báo chí, nhưng từ đó đến nay vẫn chưa thấy gì.

    Chiều 27.10, phóng viên liên lạc qua điện thoại với ông Bùi Thanh Hà, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế để nắm thông tin thì ông Hà nói: “Việc này của Thường vụ, không phải của Ủy ban Kiểm tra, anh điện cho Thường vụ ấy”.

    Chúng tôi liên lạc với ông Trần Thanh Bình, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy nhưng ông Bình bảo đang bận họp, sẽ gọi lại sau. Chờ mãi không thấy ông Bình gọi, chúng tôi gọi lại để đặt lịch làm việc thì ông Bình không nghe máy.

    Trả lờiXóa
  24. Khi đem vấn đề lương hưu của ông Hồ Xuân Mãn, nguyên UVTW Đảng, Bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế, ra hỏi ông Hoàng Giang Thanh, Chủ tịch UBND phường Thuận Hòa, nơi ông Mãn sinh sống, vị chủ tịch này rất e dè.
    Phóng viên phải ngồi rất lâu, ông mới chịu bật mí. Theo đó, lương hưu của ông Mãn bây giờ có hợp đồng với bưu điện chi trả, còn tiền danh hiệu AHLLVT của Mãn là hơn 1 triệu/tháng.

    Các cựu chiến binh thì cho rằng, 4 năm nay, từ ngày được nhận danh hiệu AHLLVT, ông Hồ Xuân Mãn vẫn được lương hưu AHLLVT và được người thân nhận giúp tại phường Thuận Hòa, mỗi tháng hơn 1 triệu đồng. Vì vậy, số tiền này cần truy thu trả lại cho nhà nước.

    Theo ông Giang Thanh, có lẽ sắp tới cơ quan chức năng sẽ ngừng phát tiền AHLLVT cho ông Mãn. “Một tháng sau, anh quay lại thì tôi sẽ trả lời anh có trả tiền anh hùng cho ông Mãn nữa hay không”, ông Giang cho hay.

    Với số tiền không phải là lớn như vậy, có ý kiến cho rằng đó không phải là lý do chính khiến ông Mãn bằng mọi cách có được danh hiệu AHLLVT. Như vậy, vì sao ông Mãn say sưa danh vọng đến nổi làm bằng mọi cách để được làm anh hùng? Vấn đề chỉ có thể giải thích bằng sự tham danh.

    Trả lờiXóa
  25. Ông Mãn lại đau...lúc 11:36 29 tháng 10, 2014

    Cũng lạ cho các cán bộ lãnh đạo VN. Khi đang lên như diều, tiền tham nhũng của các "dự án lớn" nuốt bao nhiêu cũng trôi và khi được thăng chức thì ông nào cũng khỏe như vâm, nhưng khi bị điều tra là đổ "bệnh nặng" như Phạm Quí Ngọ, sau khi thay gan, tưởng ông về hưu điền viên giữ sức khỏe, nhưng không, ông vẫn hoàn toàn khoẻ mạnh tiếp tục bám ghế và được thăng chức để vẫn có cơ hội nhận bổng lộc và hối lộ. Thế rồi khi bị Phạm Chí Dũng khai ra, bỗng dưng tin ông trở bệnh nặng, phải cấp cứu bệnh viện và..... đảng vì "nhân đạo" không truy tiếp.....Vụ án Phạm Chí Dũng vội vã chấm dứt tại đó. Vụ ông "vua con" của Thừa Thiên Huế cũng y chang kịch bản. Khi tặng danh hiệu anh hùng và là "Tấm gương tiêu biểu sáng chói học tập tư tưởng đạo đức HCM" ông khoẻ như voi. Tới lúc bị thanh tra, ông đột ngột bị "Viêm thận cấp" nhưng không chết được, nên chuyển sang bệnh "gút" mãn tính, sắp chết..... và lại được đảng "nhân đạo" không kết tội, mặc dù tội của ông đáng xử. Hiện ông ta dù bị "bệnh nặng sắp chết" vẫn tiếp tục gái gú, ăn uống phè phỡn khắp nơi ...

    Trả lờiXóa
  26. Việt Thắng chỉ đứng ké ở ngoài cửa nhà người ta nên dể phách tấu.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có vào 66 nhưng bảo chuột đi vắng anh hùng núp tìm bùa 181 để săn thú gái gú cho an toàn !

      Xóa