Thứ Bảy, 16 tháng 8, 2014

Thế thì...bỏ quên sự kiện cá nhân tiêu biểu và AHLLVTND của cụ Mãn à. Cụ giận?


 
 BIÊN NIÊN SỰ KIỆN
Từ năm 1975 đến nay
- Ngày 28/3/1975, Thường vụ Tỉnh ủy ra chỉ thị khẩn cấp yêu cầu các Huyện ủy, Thành ủy phải thực hiện các nhiệm vụ cấp bách: thành lập Ủy ban nhân dân cách mạng ở các cấp; ban hành thiết quân luật; thành lập các tổ chức vũ trang, an ninh cơ sở, thi hành các chính sách, các thông cáo của chính quyền cách mạng.
- Ngày 30/3/1975, Đài Truyền hình Huế phát sóng chương trình truyền hình đầu tiên.
- Ngày 15/4/1975, Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định giải thể Khu ủy Trị Thiên Huế, kiện toàn Tỉnh ủy và các đơn vị bộ đội. Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế gồm 25 đồng chí. Đồng chí Lê Tự Đồng, Bí thư Khu ủy được cử làm Bí thư Tỉnh ủy. Đồng chí Nguyễn Húng làm Phó Bí thư và các đồng chí Vũ Thắng, Hoàng Phương Thảo, Nguyễn Vạn, Trần Anh Liên, Lê Sáu, Hoàng Lanh, Nguyễn Trung Chính, Nguyễn Văn Đàm là Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy.
- Ngày 28/4/1975, Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế ra chỉ thị động viên nhân dân đóng góp lương thực nhằm giải quyết những khó khăn ban đầu sau giải phóng, bảo đảm cung cấp lương thực cho lực lượng cách mạng thực hiện nhiệm vụ trước tình hình còn nhiều khó khăn phức tạp.
- Ngày 15/5/1975, tại thành phố Huế đã diễn ra cuộc mittin lớn mừng đất nước thống nhất.
- Tháng 6 năm 1975, thành phố Huế xóa bỏ cấp quận, hình thành 11 khu phố trực thuộc thành phố. Toàn Tỉnh đã hình thành hệ thống chính quyền từ tỉnh xuống xã, thôn khá hoàn chỉnh, thiết lập chính quyền trong 589 thôn, 102 xã với 1.889 cán bộ các cấp.
- Ngày 16/6/1975, Thường vụ Tỉnh ủy ra chỉ thị về việc sửa đổi tác phong, thái độ và lề lối làm việc của người cán bộ cách mạng trong tình hình mới.
- Từ ngày 21 đến 27/6/1975, Đảng bộ Thừa Thiên Huế đã triệu tập Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành. Hội nghị tập trung nghiên cứu thông báo cuộc họp ngày 2/6/1975 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và bàn một số công tác trước mắt của Thừa Thiên Huế; đánh giá tình hình Thừa Thiên Huế từ sau Hội nghị Tỉnh ủy tháng 11/1974 đến tháng 6/1975.
- Ngày 23/8/1975, Tỉnh ủy, UBND cách mạng tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Đại hội nhân dân toàn Tỉnh khẳng định quyết tâm của Đảng bộ và nhân dân đi theo con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa.
- Ngày 23/8/1975, Đại hội Nông dân toàn tỉnh Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Huế để ôn lại những chặng đường lịch sử đã qua kể từ ngày 23/8/1945.
- Ngày 20/9/1975, Bộ Chính trị Trung ương Đảng ra Nghị quyết số 245 quyết định hợp nhất ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên và khu vực Vĩnh Linh thành tỉnh Bình Trị Thiên.
- Ngày 6/3/1976, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra quyết định số 2603/QN-NS/TW chỉ định Ban Chấp hành tỉnh Đảng bộ Bình Trị Thiên gồm 39 ủy viên chính thức; Ban Thường vụ Tỉnh ủy gồm 13 đồng chí do đồng chí Nguyễn Hữu Khiếu làm Bí thư, đồng chí Bùi San, Nguyễn Húng làm Phó Bí thư Tỉnh ủy.
- Ngày 26/3/1976, tại thành phố Huế, Tỉnh đã tổ chức mittin trọng thể kỷ niệm một năm ngày giải phóng và trao huân chương cho các đơn vị, địa phương lập thành tích xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
- Ngày 30/3/1976, Hội nghị Tỉnh ủy chuẩn bị hợp nhất ba tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên đã ra Nghị quyết: “Phát huy thắng lợi vẻ vang trong các thời kỳ đấu tranh cách mạng của Đảng bộ Thừa Thiên Huế, quyết tâm hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, góp phần đắc lực vào việc xây dựng tỉnh Bình Trị Thiên giàu đẹp”.
- Ngày 15/4/1976, Tỉnh ủy Bình Trị Thiên ra chỉ thị số 293-CT/TU về việc hoàn thành hợp nhất Tỉnh.
- Ngày 25/4/1976, nhân dân Thừa Thiên Huế nô nức đi bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc Hội. Tổng số cử tri đi bầu đạt tỷ lệ 99,5%. Đại biểu trúng cử là các đồng chí: Hoàng Anh, Lê Tự Đồng, Nguyễn Húng, Tôn Thất Tùng, Hồ Đức Vai, Phan Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Đình Chi và Hòa thượng Thích Đôn Hậu.
- Ngày 1/5/1976, tại quảng trường Phu Văn Lâu Huế, Ủy ban nhân dân cách mạng Bình Trị Thiên công bố và ra mắt trước toàn thể đồng bào, cán bộ trong Tỉnh.
- Tháng 9/1976, Bộ Chính trị Trung ương Đảng ra thông báo số 2573/TBNS/TƯ chỉ định đồng chí Bùi San, Phó Bí thư làm Bí thư Tỉnh ủy Bình Trị Thiên thay đồng chí Nguyễn Hữu Khiếu đi nhận công tác khác.
- Ngày 4/10/1976, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra quyết định số 2777/NQNS/TƯ bổ sung thêm đồng chí Nguyễn Đình Bảy, Thái Bá Nhiệm, Nguyễn Chi vào Ban Chấp hành tỉnh Đảng bộ, đưa số Tỉnh ủy viên lên 41 đồng chí.
- Từ ngày 11 đến ngày 23/11/1976, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Trị Thiên (vòng 1) lần thứ nhất được tiến hành, có 600 đại biểu, trong đó khu vực Thừa Thiên - Huế 177 đại biểu.
- Ngày 11/3/1977 Chính phủ đã ra Quyết định số 62/CP về vấn đề điều chỉnh địa giới các huyện, xã thuộc khu vực Thừa Thiên – Huế:
+ Nhập huyện Phú Lộc, Nam Đông và các xã Vinh Xuân, Vinh Thanh (thuộc huyện Phú Vang) thành một huyện lấy tên Phú Lộc;
+ Nhập huyện Hương Thủy, Phú Vang thành huyện Hương Phú;
+ Nhập huyện Phong Điền, Quảng Điền và huyện Hương Trà thành huyện Hương Điền.
Sau khi điều chỉnh, khu vực Thừa Thiên Huế có thành phố Huế, huyện Hương Điền, huyện Hương Phú, huyện Phú Lộc và huyện A Lưới.
- Từ ngày 19 đến 23/5/1977, Đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh Bình Trị Thiên (vòng 2) lần thứ nhất được tiến hành. Đại hội Bầu BCH tỉnh Đảng bộ gồm 39 đồng chí; bầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy gồm 11 đồng chí, đồng chí Bùi San được bầu làm Bí thư, đồng chí Cổ Kim Thành làm Phó Bí thư Tỉnh ủy.
- Ngày 14/3/1980, lực lượng công an nhân dân vũ trang Bình Trị Thiên chính thức chuyển sang Bộ Chỉ huy quân sự Tỉnh thành lập Bộ đội Biên phòng nhằm tăng cường sức mạnh, khả năng phòng thủ sẵn sàng chiến đấu theo sở trường của mỗi lực lượng trong tình hình mới.
- Từ ngày 6 đến 11/01/1981, tại thành phố Huế đã diễn ra Đại hội đại biểu Đảng bộ Bình Trị Thiên lần thứ II. Tham dự đại hội có 346 đại biểu thay mặt 5 vạn đảng viên toàn Đảng bộ. Đại hội đã bầu BCH Tỉnh Đảng bộ mới gồm 46 ủy viên chính thức và 2 ủy viên dự khuyết. Đồng chí Bùi San được bầu lại làm Bí thư Tỉnh ủy.
- Từ ngày 12 đến 19/01/1982, tại thành phố Huế, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Trị Thiên lần thứ III (vòng 1) được tiến hành. Tham dự Đại hội có 422 đại biểu chính thức (khu vực Thừa Thiên Huế có 135 đại biểu) thay mặt cho 51.443 đảng viên trong toàn Đảng bộ.
- Ngày 27/01/1983, tại thành phố Huế, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Trị Thiên lần thứ III (vòng 2) chính thức khai mạc. Đại hội đã bầu Tỉnh ủy mới gồm 45 ủy viên chính thức, 2 ủy viên dự khuyết. Đồng chí Vũ Thắng được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy.
- Ngày 25/7/1985, Thường vụ Tỉnh ủy ra Nghị quyết 23 về tổ chức làm thí điểm việc trả lương bằng tiền cho tất cả các đối tượng hưởng lương, phụ cấp và ăn theo trên địa bàn thành phố Huế.
- Từ ngày 21 đến 26/10/1986 tại thành phố Huế, Đại hội đại biểu Đảng bộ Bình Trị Thiên lần thứ IV được tiến hành. Về dự có 457 đại biểu, thay mặt cho 6 vạn đảng viên thuộc 1.234 chi bộ, đảng bộ cơ sở ở 38 đảng bộ huyện, thành thị và các cơ quan trực thuộc trong toàn tỉnh.
- Ngày 5/11/1986, Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ nhất (khóa IV) tiến hành bầu Ban Thường vụ gồm 15 đồng chí. Đồng chí Vũ Thắng được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy. Hai đồng chí Thái Bá Nhiệm và Nguyễn Văn Lương được bầu làm Phó Bí thư Tỉnh ủy.
- Ngày 14/4/1989, Bộ Chính trị có quyết định số 87/QĐ/TW chia tỉnh Bình Trị Thiên thành 3 tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
- Ngày 18/5/1989, Hội nghị Tỉnh ủy Bình Trị Thiên lần thứ 12 (khóa IV) họp và đi đến quyết định những nguyên tắc cơ bản, các đề án cụ thể và những công việc cần tiến hành khẩn trương để tách tỉnh.
- Ngày 30/6/1989, Quốc hội khóa VIII, kỳ họp thứ V đã thông qua nghị quyết về việc phân vạch địa giới hành chính của tỉnh Bình Trị Thiên.
- Từ ngày 1/7/1989, bộ máy đảng, chính quyền, đoàn thể tỉnh Thừa Thiên Huế bắt đầu hoạt động trong đơn vị hành chính mới. Có 05 đơn vị hành chính, bao gồm thành phố Huế (18 phường, 22 xã), huyện Hương Phú (1 thị trấn, 24 xã), huyện Hương Điền (1 thị trấn, 31 xã), huyện Phú Lộc (1 thị trấn, 26 xã) và huyện A Lưới (21 xã).
- Ngày 10/7/1989, Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế tiến hành kỳ họp thứ nhất gồm 58 đại biểu tham dự. Hội đồng tiến hành bầu các chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch và ủy viên Ủy ban nhân dân Tỉnh. Đồng chí Phạm Bá Diễn được bầu giữ chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Ngày 9/12/1989, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa II tiến hành kỳ họp thứ nhất bầu Thường trực Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân Tỉnh. Đồng chí Võ Nguyên Quảng được bầu làm Chủ tịch HĐND và đồng chí Lê Viết Tâm làm Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân Tỉnh. Đồng chí Phạm Bá Diễn được bầu giữ chức Chủ tịch UBND. Các đồng chí Phan Văn Đường, Nguyễn Đình Ngộ, Lê Văn Sắc được bầu làm phó Chủ tịch UBND cùng 9 đồng chí ủy viên Ủy ban.
- Ngày 29/9/1990 Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định số 345/HĐBT về việc điều chỉnh lại các địa giới hành chính của tỉnh Thừa Thiên Huế như sau:
+ Chuyển 08 xã thuộc thành phố Huế nhập vào huyện Hương Phú (gồm các xã Thủy Bằng, Thủy Dương, Phú Thượng, Phú Mậu, Thuận An, Phú Thanh, Phú Dương, Phú Tân) và chuyển 09 xã thuộc thành phố Huế nhập vào huyện Hương Điền (gồm các xã Bình Thành, Bình Điền, Hương Điền, Hương Hồ, Hương An, Hương Vinh, Hương Thọ, Hương Phong và Hải Dương). Thành phố Huế còn lại 18 phường và 05 xã.
+ Chia huyện Phú Lộc thành 2 huyện Phú Lộc (01 thị trấn, 17 xã) và huyện Nam Đông (9 xã).
+ Chia huyện Hương Phú thành 2 huyện: Hương Thủy (1 thị trấn, 11 xã) và huyện Phú Vang (21 xã).
+ Chia huyện Hương Điền thành 3 huyện: Hương Trà (1 thị trấn, 15 xã), Phong Điền (15 xã) và huyện Quảng Điền (10 xã).
Sau khi điều chỉnh địa giới, tỉnh Thừa Thiên Huế có 1 thành phố và 8 huyện (Thành phố Huế, huyện Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Hương Thủy, Phú Vang, Phú Lộc, A Lưới và Nam Đông).
- Từ ngày 24/4/1991 đến ngày 27/4/1991 tại thành phố Huế đã diễn ra Đại hội đại biểu Đảng bộ Tỉnh lần thứ X (vòng I). Tham dự đại hội có 301 đại biểu đại diện cho gần 15.000 đảng viên của Đảng bộ Thừa Thiên Huế.
- Từ ngày 19/9/1991 đến ngày 22/9/1991, tại thành phố Huế đã diễn ra Đại hội đại biểu Đảng bộ Tỉnh lần thứ X (vòng II). Tham dự đại hội có 301 đại biểu đại diện cho gần 15.000 đảng viên của Đảng bộ Thừa Thiên Huế. Đại hội đã bầu BCH Đảng bộ Tỉnh nhiệm kỳ 1991 - 1995 gồm 40 đồng chí.
- Ngày 23/9/1991 Tỉnh ủy họp phiên đầu tiên bầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy gồm 8 đồng chí: Vũ Thắng, Nguyễn Khoa Điềm, Võ Nguyên Quảng, Phạm Bá Diễn, Phan Văn Đường, Ngô Yên Thi, Nguyễn Đình Ngộ, Lê Văn Hoàng. Đồng chí Vũ Thắng được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy. Các đồng chí Nguyễn Khoa Điềm, Võ Nguyên Quảng được bầu làm Phó Bí thư Tỉnh ủy.
- Ngày 19/7/1992, cử tri toàn tỉnh tham gia cuộc bầu cử đại biểu Quốc Hội khóa IX. Thừa Thiên Huế có 5 ứng cử viên trúng cử đại biểu Quốc Hội. Đó là các đồng chí: Lê Đức Anh, Nguyễn Đình Ngộ, Võ Nguyên Quảng, Nguyễn Khoa Kim Bội và Hòa thượng Thích Thiện Siêu.
- Ngày 11/12/1993, quần thể di tích cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới, mở ra những triển vọng mới trong việc phát triển văn hóa và du lịch.
- Ngày 20/12/1993, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 605/TTg về việc phê duyệt phương hướng chủ yếu trong đồ án quy hoạch tổng thể xây dựng thành phố Huế đến năm 2010.
- Ngày 4/4/1994, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nghị định 30/CP thành lập Đại học Huế trên cơ sở sắp xếp tổ chức lại các trường Đại học. Đại học Huế có 6 trường thành viên: đại học Khoa học, đại học Sư phạm, đại học Nông Lâm, đại học Y khoa, đại học Nghệ thuật, Đại học Đại cương và khoa Kinh tế.
- Ngày 17/12/1994, Chủ tịch nước quyết định phong tặng và truy tặng danh hiệu Bà Mẹ Việt Nam anh hùng cho 276 bà mẹ, trong đó có 114 mẹ còn sống ở Thừa Thiên Huế.
- Ngày 20/11/1994, toàn tỉnh đã tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp đạt kết quả tốt với 99,83% cử tri đi bầu cử.
- Ngày 15/12/1994, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa III, nhiệm kỳ 1994 - 1999 tiến hành kỳ họp thứ nhất. Ông Ngô Yên Thi được bầu giữ chức Chủ tịch HĐND. Ông Dương Vân Trình được bầu làm Phó Chủ tịch HĐND. Ông Phan Văn Đường được bầu làm Chủ tịch UBND Tỉnh. Các ông Lê Văn Hoàng, Nguyễn Văn Mễ, Lê Viết Xê được bầu giữ các chức vụ Phó Chủ tịch UBND Tỉnh.
- Ngày 30/12/1994, Chủ tịch nước Lê Đức Anh đã ký quyết định tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân cho nhân dân và lực lượng vũ trang thành phố Huế.
- Từ ngày 7 đến ngày 10/5/1996 tại thành phố Huế đã diễn ra Đại hội đại biểu Đảng bộ Thừa Thiên Huế lần thứ XI. Có 348 đại biểu đại diện cho hơn 16.000 đảng viên của 20 đảng bộ trực thuộc trong toàn Đảng bộ tỉnh đã về dự. Đại hội bầu BCH Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế gồm 47 đồng chí. Hội nghị lần thứ nhất BCH Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế khóa XI tiến hành bầu Bí thư, Phó Bí thư, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy và Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy. Đồng chí Ngô Yên Thi được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy.
- Tháng 11/1999, diễn ra cơn lũ lịch sử, đây là trận lũ lớn chưa từng thấy trong hơn 100 năm qua làm 372 người chết, mất tích, 94 người bị thương; toàn tỉnh có 139/150 xã, phường, thị trấn bị ngập sâu, hai huyện miền núi Nam Đông và A Lưới và các xã vùng gò đồi đều bị lũ quét nặng...
- Chiều ngày 13/11/1999, tại Nhà văn hóa trung tâm, Tỉnh ủy tổ chức lễ truy điệu đồng bào, đồng chí đã hy sinh và tử nạn trong lũ lụt.
- Ngày 12/12/1999, Thừa Thiên Huế tiến hành bầu cử HĐND ba cấp.
- Ngày 19/12/1999, Hội đồng nhân dân tỉnh họp phiên đầu tiên bầu các chức danh chủ chốt. Đồng chí Hồ Xuân Mãn được bầu giữ vị trí Chủ tịch HĐND tỉnh.
- Từ ngày 8 đến 20/4/2000, Festival Huế 2000 - kết quả của sự hợp tác, giao lưu văn hóa Việt - Pháp diễn ra ở cố đô Huế, là một hoạt động văn hóa có ý nghĩa, khẳng định bản sắc văn hóa dân tộc, văn hóa Huế và hội nhập với nền văn hóa tiên tiến thế giới.
- Ngày 02 đến 05/01/2001, tại thành phố Huế đã diễn ra Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XII. Đại hội có 380 đại biểu tham dự. Đại hội đã bầu ra Ban chấp hành gồm 47 đồng chí. Đồng chí Hồ Xuân Mãn được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy.
- Ngày 4 đến 15/5/2002, tại Huế đã diễn ra Festival Huế 2002
- Ngày 7/11/2003, Nhã nhạc cung đình Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại.
- Từ 12/6 đến 20/6/2004, tại Huế diễn ra festival Huế 2004.
- Từ 5/8 đến 15/8/2004 tại thành phố Huế diễn ra Hội khỏe phù đổng lần thứ VI. Có 62/64 đoàn đạt huy chương, 3 đoàn dẫn đầu là thành phố Hồ Chí Minh, Thừa Thiên Huế, Hà Nội.
- Từ 15 đến 17/7/2005, tại Huế đã diễn ra Festival nghề truyền thống lần thứ nhất.
- Ngày 24/8/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định công nhận thành phố Huế là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Ngày 6 đến 9/12/2005, tại thành phố Huế đã diễn ra Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XIII. Đại hội đã bầu BCH gồm 49 đồng chí, 13 đồng chí trong BTV Tỉnh ủy. Đồng chí Hồ Xuân Mãn, UVTƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy khóa XII được bầu tiếp tục giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy khóa XIII.
- Từ ngày 3 đến 11/6/2006, tại Huế đã diến ra Festival Huế 2006
- Từ ngày 8 đến 10/6/2007, tại Huế đã diễn ra Festival nghề truyền thống lần thứ hai.
- Này 3/6/2008, UBND thành phố Huế long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ xây dựng thành phố Huế thành thành phố Festival.
- Từ ngày 3 đến 11/6/2008, tại Huế đã diễn ra Festival Huế 2008
- Ngày 9/6/2008, tỉnh Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức Lễ đón nhận Huân chương độc lập hạng nhất.
- Ngày 25/5/2009, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận 48-KL/TW về xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Từ ngày 12-14/6/2009 đã diễn ra Festival nghề truyền thống Huế 2009 với chủ đề "Nghề truyền thống - Bản sắc và phát triển".
Ngày 09/02/2010, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 08/NQ-CP về việc thành lập thị xã Hương Thủy và thành lập các phường thuộc thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Ngày 24/3/2010, huyện Hương Thủy làm Lễ công bố Nghị quyết số 08/NQ-CP của Chính phủ về việc thành lập thị xã Hương Thủy và thành lập các phường thuộc thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Ngày 25/3, Chính phủ  ban hành Nghị quyết 14/NQ-CP thành lập thêm 3 phường: Hương Long, Thủy Xuân, Thủy Biều thuộc thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế
- Ngày 26/3/2010, Thừa Thiên Huế làm Lễ mittinh kỷ niệm 35 năm ngày quê hương hoàn toàn giải phóng và lễ kỷ niệm 50 năm kết nghĩa Hà Nội - Huế - Sài Gòn "là cây một cội, là con một nhà".
 - Ngày 28/4/2010, thành phố Huế long trọng tổ chức Lễ công bố Nghị quyết 14/NQ-CP của Chính phủ về việc thành lập 3 phường Hương Long, Thủy Xuân và Thủy Biều.
- Từ ngày 5 đến 13/6/2010, tại Huế đã diễn ra Festival Huế 2010.
Ngày 21/8/2010, tại Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh diễn ra khai mạc Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ III.
Từ ngày 06-08/09/2010, tại Trung tâm Thông tin tỉnh diễn ra Đại hội Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế, nhiệm kỳ 2010-2015. Đại hội đã bầu Ban chấp hành mới gồm 55 đồng chí, trong đó Ban Thường vụ Tỉnh uỷ gồm 15 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Ngọc Thiện, Bí thư Tỉnh uỷ khóa XIV, nhiệm kỳ 2010-2015.
- Nhân dịp kỷ niệm 66 năm ngày thành lập QĐND Việt Nam (22/12/1944-22/12/2010), sáng ngày 21/12/2010, Tỉnh ủy, HĐND, UBND và UBMTTQVN tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước "Bà mẹ Việt Nam anh hùng" cho 08 mẹ được phong tặng Bà mẹ Việt Nam anh hùng và trao tặng Huân chương độc lập cho 10 cá nhân thuộc tỉnh và truy tặng Huân chương Độc lập Hạng Ba cho 03 cá nhân đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong công tác, góp phần vào sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc.
Ngày 22/5/2011 đã diễn ra cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016, toàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 790.118 cử tri tham gia bầu cử, chiếm tỷ lệ 99,99%.
- Ngày 15/11/2011, Chính phủ vừa Nghị quyết số 99/NQ-CP về việc thành lập thị xã Hương Trà với 16 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 7 phường và 9 xã.
- 07-15/4/2012 đã diễn ra Festival Huế 2012 với chủ đề "Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển - Nơi gặp gỡ của các thành phố lịch sử" và khai mạc Năm Du lịch quốc gia Duyên hải Bắc Trung Bộ - Huế 2012
- 27/4/2013 đến 1/5/2013 diễn ra Festival Nghề truyền thống Huế 2013 với chủ đề: Tinh hoa nghề Việt
(Các sự kiện lịch sử giai đoạn từ 1975 đến nay sẽ tiếp tục được tổng hợp và biên soạn bổ sung)



 
 Từ thời tiền sử đến năm 1885
 Từ năm 1885 đến năm 1945
 Từ năm 1945 đến năm 1975
Bản quyền của Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế
Kỹ thuật, giải pháp và thiết kế: Trung tâm Tin học Hành chính - Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (CIAM)
 

2 nhận xét:

  1. Địt mẹ thằng Dương Quang Tương nó vẫn vòi tiền về các hồ sơ kết hôn nước ngoài nhưng thằng Thiện hô, Cao méo không làm gì cả vì cùng bè, cùng lũ. Tui từng làm cùng cơ quan với thằng Tương nên biết rất rõ vấn đề này. Đề nghị bà con Việt Kiều ở hải ngoại đã từng bị Tương xực thì lên diễn đàn này nêu cụ thể vụ việc.

    Trả lờiXóa
  2. Hóa ra, các anh mượn blog đểu này để chưởi nhau.
    Mà toàn nói sau lưng người ta. Có ngon thì kiện đi, nói vậy trẽn , nhục lắm. Chẳng ai tin mấy điều vớ vẫn, vừa vô lễ, vừa thất học.

    Trả lờiXóa