Thứ Năm, 7 tháng 11, 2013

Ông Dương Chí Dũng đối mặt với ÁN TỬ HÌNH



Ngày 14-10, CQ CSĐT Bộ CA đã có bản kết luận điều tra vụ án xảy ra tại TCty Hàng hải Việt Nam (Vinalines). Với việc “đút túi” 10 tỷ đồng, ông Dương Chí Dũng, nguyên Chủ tịch HĐQT Vinalines bị truy tố tội tham ô có khung hình phạt “kịch khung” là tử hình!
Mua ụ nổi hay sắt vụn?

Cơ quan CSĐT Bộ Công an kết luận, Vinalines được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở sắp xếp lại một số doanh nghiệp vận tải biển, bốc xếp và dịch vụ hàng hải do Cục Hàng hải Việt Nam và Bộ GTVT quản lý. Tháng 7-2010, Vinalines chuyển thành Cty TNHH MTV do Nhà nước làm chủ sở hữu. Đến năm 2008, Vinalines thành lập thêm Cty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines, do Trần Hải Sơn làm Tổng GĐ.

Tháng 2-2006, ông Phạm Duy Anh, Thứ trưởng Bộ GTVT kiêm Chủ tịch HĐQT Vinalines lúc bấy giờ, có chủ trương mở rộng đầu tư sang lĩnh vực sửa chữa tàu biển nên giao cho ông Phúc triển khai đầu tư xây dựng một nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam. Ông Phúc đã thành lập Ban dự án nhà máy và bổ nhiệm ông Trần Hữu Chiều làm Trưởng ban; ông Trần Hải Sơn – Phó ban; bà Bùi Thị Bích Loan và ông Mai Văn Khang là thành viên. Ban này tiến hành các thủ tục chuẩn bị đầu tư, xây dựng dự án khả thi, tổ chức thẩm định trình để Tổng GĐ đề nghị HĐQT xem xét, phê duyệt. Thực hiện chủ trương trên, ngày 13-6-2007, ông Trần Hữu Chiều, Phó TGĐ kiêm Trưởng ban QLDA ký tờ trình gửi ông Phúc đề nghị HĐQT phê duyệt chủ trương đầu tư nhà máy. Ngày 27-6-2007, ông Dương Chí Dũng (lúc này giữ chức Chủ tịch HĐQT) đã ký quyết định phê duyệt chủ trương xây dựng dự án nhà máy với tổng đầu tư hơn 3.800 tỷ đồng; trong đó cho phép mua, lắp đặt một ụ nổi để phục vụ sửa chữa tàu.

Thương vụ này, Vinalines xác định, ụ nổi là tàu biển nên áp dụng hình thức chào giá cạnh tranh để lựa chọn nhà thầu. Ngày 27-7-2007, ông Phúc cử đoàn khảo sát do ông Chiều làm Trưởng đoàn cùng ông Lê Văn Dương, cán bộ Cục Đăng kiểm Việt Nam, kiểm tra, khảo sát tình trạng ụ nổi 83M tại Liên bang Nga. Trên cơ sở đó, ông Dương lập, ký biên bản kiểm tra giám định tình trạng kỹ thuật ụ nổi. Từ biên bản kiểm tra, ông Chiều ký báo cáo kết quả khảo sát theo hướng đề nghị mua ụ nổi. Sau đó, ông Dũng đã phê duyệt đầu tư dự án mua ụ nổi với phương thức sửa chữa tại Liên bang Nga và “lai dắt” về Việt Nam. Kế hoạch thay đổi khi ông Chiều có tờ trình nêu, thời tiết tại Nga không thuận lợi, không thể “lai dắt” về Việt Nam, cần thay đổi phương thức vận chuyển ụ nổi. Theo đó, để đưa ụ nổi về Việt Nam phải dùng tàu nâng nặng, tự tổ chức sửa chữa tại Việt Nam với tổng mức đầu tư 19,5 triệu USD (phí mua là 9 triệu USD).

Gần 3 tháng sau, ụ nổi được đưa về Việt Nam. Ngày 25-3-2011, Chi cục Hàng hải Việt Nam tại TP HCM cấp giấy chứng nhận đăng ký tạm thời tàu biển. Vinalines đã phải thuê địa điểm neo đậu tại cảng Gò Dầu B, tỉnh Đồng Nai. Việc mua và nhập khẩu ụ nổi về Việt Nam rơi vào thời điểm Chính phủ chưa phê duyệt bổ sung dự án vào quy hoạch phát triển ngành công nghiệp tàu thủy. Nhưng từ đề nghị của ông Chiều, ông Dũng đã ký phê duyệt chính thức dự án, nâng tổng mức đầu tư từ 3.854 tỷ đồng lên 6.489 tỷ đồng. Tính đến ngày 17-5-2012, Vinalines đầu tư mua, sửa chữa ụ nổi 83M mất hơn 525 tỷ đồng. Dự án đó đến nay không triển khai được gì thêm và ngày 4-2-2003, Chính phủ có quyết định thoái vốn tại Cty TNHH sữa chữa tàu biển Vinalines.
Chủ mưu “rút ruột” hơn 28 tỷ đồng!

Ngày 1-2-2012, cơ quan CSĐT Bộ Công an đã khởi tố vụ án tham ô tài sản đối với 4 bị can (trong đó có ông Trần Hải Sơn, Tổng GĐ Cty TNHH Sửa chữa tàu biển Vinalines về hành vi gửi giá, lập khống khối lượng sửa chữa ụ nổi để rút hơn 3,3 tỷ đồng); 10 bị can về hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng nhưng tách riêng vụ án này để làm rõ sau. Tiếp đó, tháng 9-2013, cơ quan CSĐT ra quyết định bổ sung quyết định khởi tố vụ án, quyết định bổ sung quyết định khởi tố bị can đối với các ông: Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc, Trần Hải Sơn, Trần Hữu Chiều về hành vi “Tham ô tài sản”.

Ở nhóm tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, CQĐT xác định, các bị can (các ông: Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc, Trần Hữu Chiều, Trần Hải Sơn, Lê Văn Dương, Mai Văn Khang, bà Bùi Thị Bích Loan) có hành vi làm trái trong việc lập, phê duyệt đầu tư dự án nhà máy; tổ chức đấu thầu, phê duyệt, ký và thanh toán hợp đồng mua ụ nổi 83M; Huỳnh Hữu Đức, Lê Ngọc Triện và Lê Văn Lừng – cán bộ Chi cục Hải quan Vân Phong, có hành vi làm trái trong việc làm các thủ tục thông quan, nhập khẩu ụ nổi 83M. Cụ thể:

Thứ 1, hành vi cố ý làm trái trong việc lập, phê duyệt dự án nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam: Trong khi Bộ GTVT chưa cập nhập bổ sung dự án nhà máy sửa chữa tàu biển vào quy hoạch phát triển ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam cũng như chưa trình Thủ tướng quyết định thì Vinalines đã phê duyệt dự án nhà máy.

Thứ 2, hành vi cố ý làm trái trong việc quyết định đầu tư, tổ chức đấu thầu, khảo sát, ký hợp đồng mua ụ nổi 83M: Tháng 10-2008, Vinalines mới có quyết định nhưng từ tháng 7-2007 đã tổ chức đấu thầu, nhập khẩu ụ nổi. Quá trình tổ chức chào giá cạnh tranh lựa chọn nhà thầu cung cấp ụ nổi, Vinalines không có thư thông báo mời thầu, trong hồ sơ đấu thầu chỉ có 2 đơn vị gửi thư chào bán 3 ụ nổi (Cty AP – Singapore, chào bán ụ nổi 220 sản xuất từ năm 1969 và ụ nổi 83M sản xuất từ năm 1965; Cty Môi giới Mega Marine LLC/USA chào bán ụ nổi 194M sản xuất năm 1988) và Vinalines chỉ khảo sát ụ nổi của Cty AP. Quá trình khảo sát, các thành viên biết ụ nổi 83M hư hỏng nhiều, không còn hoạt động và đã bị cơ quan đăng kiểm Nga dừng phân cấp từ năm 2006, giá Cty bán đưa ra đàm phán là dưới 5 triệu USD. Nhưng ông Lê Văn Dương đã lập biên bản giám định không phản ánh đúng thực tế tình trạng kỹ thuật ụ nổi.

Thứ 3, hành vi cố ý làm trái trong việc thanh toán hợp đồng mua ụ nổi: CQĐT xác định, ngày 17-3-2008, bà Bùi Thị Bích Loan, Trưởng ban tài chính kế toán ký ủy nhiệm chi chuyển 900.000 USD tiền đặt cọc hợp đồng vào tài khoản chung giữa Cty AP và Vinalines. Hơn 2 tháng sau, ông Phúc đã ký đề nghị ngân hàng giải tỏa chuyển số tiền này cho Cty AP mà không được nhận các tài liệu của hợp đồng mua bán ụ nổi. Không dừng lại ở đó, Vinalines dưới sự chỉ đạo của các ông Phúc, Chiều tiếp tục chuyển 8,1 triệu USD cho Cty AP mà không nhận được các chứng từ theo quy định của hợp đồng mua bán.

Thứ 4, về hành vi cố ý làm trái trong việc làm làm thủ tục thông quan, nhập khẩu ụ nổi 83M, CQĐT xác định, Chi cục Hải quan Vân Phong có tiếp nhận hồ sơ nhập khẩu gồm hợp đồng mua bán, hóa đơn thương mại. Tuy nhiên, khi kiểm tra thực tế, ụ nổi này đã cũ, han gỉ, hư hỏng nhiều, máy phát điện không hoạt động, không đủ điều kiện nhập khẩu nhưng Lê Ngọc Triện, cán bộ hải quan vẫn báo cáo đề nghị ông Huỳnh Hữu Đức, Phó Chi cục Hải quan Vân Phong cho thông quan. Ông Đức biết ụ nổi không đủ điều kiện vẫn ký. Trừ các khoản Vinalines nộp cho ngân sách Nhà nước, thuế nhập khẩu, VAT, phạt do nộp chậm thuế, chi phí vận chuyển… tổng thiệt hại do sai phạm mua ụ nổi là gần 337 tỷ đồng.

Với hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng, ông Dũng bị quy kết đã ký phê duyệt mua ụ nổi 83M, gây thiệt hại hơn 335 tỷ đồng với vai trò chủ mưu. Các ông: Phúc, Chiều, Sơn, Khang, Dương, Đức, Triện, Lừng và bà Loan là đồng phạm, làm thất thoát ngân sách Nhà nước từ hơn 82 tỷ đồng đến 335 tỷ đồng.

Ở nhóm tội “Tham ô tài sản”, hành vi “rút ruột” hơn 1,666 triệu USD, qua báo cáo của ông Chiều, các ông: Sơn, Khang, Dũng, Phúc biết rõ ụ nổi trên được chào bán dưới 5 triệu USD nhưng vẫn chấp thuận mua với giá 9 triệu USD. CQĐT xác minh tại Cty AP, kết luận, có sự ăn chia được các bên thỏa thuận trước thời điểm Vinalines khảo sát và ký hợp đồng. Cty Phú Hà mặc dù không thực hiện bất kỳ công việc gì liên quan đến ụ nổi nhưng vẫn được nhận hơn 1,6 triệu USD từ Cty AP. Số tiền này sau đó được quy đổi ra hơn 28 tỷ đồng và ông Sơn đã nhận đủ bằng tiền mặt, chuyển khoản. Ông Sơn khai, chỉ nhận được hơn 8 tỷ đồng, còn 20 tỷ đồng ông Dũng và Phúc chia nhau. Ông Sơn cũng nói rằng, có “biếu” ông Chiều 340 triệu đồng.

Liên quan đến chuyện “tư túi” này, CQCA đề nghị truy tố ông Dũng với vai trò chủ mưu, cầm đầu chỉ đạo thực hiện hành vi tham ô số tiền hơn 28 tỷ đồng; cá nhân ông Dũng hưởng lợi 10 tỷ đồng. Con số này với ông Phúc là 10 tỷ đồng, ông Sơn gần 6 tỷ đồng, ông Chiều 340 triệu đồng.

Điều 287, Bộ luật Hình sự, tội tham ô tài sản quy định:

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau thì bị phạt từ 20 năm, chung thân hoặc tử hình
a/ Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên
b/ Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác

THEO PHÁP LUẬT & XÃ HỘI

14 nhận xét:

  1. Viện KSND Tối cao cũng truy tố 6 bị can khác về tội danh trên, gồm: Vũ Tiến Sơn (nguyên Phó Trưởng Phòng CSHS Công an Hải Phòng); Hoàng Văn Thắng, Nguyễn Trọng Ánh, đều nguyên là cán bộ công an TP Hải Phòng; Đồng Xuân Phong (nguyên cán bộ Hải quan Hải Phòng), Trần Văn Dũng (tức Dũng “Bắc Kạn”) và Phạm Minh Tuấn (nguyên Giám đốc XN Bạch Đằng).
    Những người này bị cáo buộc là đồng phạm của cựu đại tá cảnh sát Dương Tự Trọng trong phi vụ tổ chức cho ông Dương Chí Dũng (anh trai ông Trọng), cựu Chủ tịch HĐQT Vinalines, cựu Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam trốn đi nước ngoài.
    Đáng chú ý, VKSND Tối cao cũng đề nghị CQĐT tiếp tục làm rõ lời khai của bị can Dương Chí Dũng về việc biết trước sẽ bị bắt để bỏ trốn.

    Trả lờiXóa
  2. Hoàng Ngoc Phong Hảilúc 00:18 8 tháng 11, 2013

    Với Dương chí Dũng như vậy thì hỏi Dương quang Tương phải xử thế nào đay. Khi tôi là Hoàng ngọc ở tại xã Phong Hải ,huyện Phong Điền có hai con, ba người cháu khi đến sở tư pháp làm kết hôn , họ cứ hẹn hoài mấy tháng trời ,mang nỗi lòng ấy tôi trao đỏi với chú Từ chủ tịch xã thì chú bảo dễ thôi cứ nộp tiền cho Tương GĐ STP là xong, tôi nhờ chú Từ có quen thì làm giúp chú rut điện thoại ra điện sau đó chú nói ngày mai vô làmđến phòng Tương qua câu chuyện Tương hỏi thăm và ra giá cứ 1 người kết hôn nộp 3000-4000đôla, với từ giới thiệu thì Tương chỉ lấy 3000 thôi. Tôi phải cắn răng nói con nộp cho nó 3000 đô , sau đó đến cháu tôi cũng vậy nhưng Tương bắc về thị trấn Phú bài đưa cho con Thúy vợ của nó, và nó điện khi nhận xong gọi cho nó nó mới tiếng hành cho phỏng vấn. Nhà nước thì hô cải cách hành chính ,mà Tương thì hành và vòi tiền là chính mong các cơ quan pháp luật vào cuộc bắt hết những thăng họ Dương ăn hối lộ không chừa đáy quần của phụ nữ như Tương.Tương không chỉ ăn của nhà tôi mà với bà con Phong Hải trên 1500.000 người có quan hệ với kết hôn có yếu tố nước ngoài đều bị Tương ăn chặn như vậy đó.

    Trả lờiXóa
  3. An Bằng là vùng có người dân đi định cư ở Mỹ và các nước khác nhiều nhất trong tỉnh Thừa Thiên Huế. Dân đây muốn thủ tục đi nhanh đều phải nhờ Lê Ngữ là cán bộ Tư pháp lâu năm của xã bắc cầu chạy chọt với Dương Quang Tương. Nếu cần nắm rõ thì nên gặp Ngữ sẽ biết rõ, nhà ở đường Hồ Tùng Mậu, làm cán bộ xã nhưng có ô tô đi làm hẳn hoi.
    Dương quang Tương muốn thông qua mấy thằng em như vậy mới có của đút túi được , biết mần răng chừ vé máy bay mua ròi, việc ở mỹ người ta cho nghĩ có thời hạn , Tương bóp chẹt quá đành nôn cho nó đớp thôi 3000usd chứ mấy, mã cha thằng nầy no là vậy đó.

    Trả lờiXóa
  4. Dương Quang Tương GĐ STP TT Huế là tay ăn hối lộ bợm nhất từ trước đến nay chỉ sau Mãn. Tôi là dân An Dương, Phú Thuận có con, cháu, nội ngoại đều kết hôn có yếu tố nước ngoài. Mỗi lần đến nhờ việc kết hôn phải nhờ chú Sáu đi nói giúp , nhưng nó đều lấy của con, chấu tôi mỗi trương hợp là 3000 đô la mỹ phải đưa ngay nó mới chỉ đạo cho nhân viên bên dưới phong vấn và cho làm thủ tục, đều phải qua tay con dâu nó ở một cữa, cháu nó làm ở phong phong vấn. Sau đó nó mới trình cho tỉnh ký, thử hỏi cán bộ hối lộ như Tương ăn hết đáy quần của dân như vậy vì sao nhà nước cứ dung túng thế. Mỗi lần khi nghe đài, ti vi nói chống tham nhũng, nhưng sờ sờ như Tương vậy thì không ai làm gì? làm sao dân tin đây. Xin hỏi lãnh đạo tỉnh TT Huế có biết không.

    Trả lờiXóa
  5. ai mà hận dương quang tương dữ hè, hắn ăn của việt kiều chớ có ăn của dân miền mô mà nói.

    Trả lờiXóa
  6. Ông lãnh sự của Mỹ ở Sài gòn còn ăn cả 100 triệu đô nữa lả...

    Trả lờiXóa
  7. Thông báo: Chuẩn bị điều chuyển Lỗ Chí Thâm (Dương Quang Tương) sang cơ quan Mặt trận. Đây là Thông tin từ Nhà đỏ.

    Trả lờiXóa
  8. Cơ quan mặt trận không phải là cái túi để đựng...rác rưỡi...nói bậy.

    Trả lờiXóa
  9. Việc sử dụng nguồn lực chung của xã hội như đất đai, hầm mỏ, tài nguyên, đặc biệt là hệ thống tín dụng ưu đãi đều tập trung nhiều hơn, dễ hơn cho khu vực quốc doanh. Tuy thế, họ lại hoạt động lại rất kém hiệu quả. Thậm chí còn mang lại những hệ lụy nghiêm trọng, và Vinashin là một xì-căng-đan gây thiệt hại đến “ám ảnh”.
    Trong khi đó, lẽ ra lượng nguồn lực chung đó phải được chia một cách công bằng, hợp pháp, minh bạch cho các doanh nghiệp tư nhân hoạt động hiệu quả. Như vậy, đã có dấu chấm hỏi lớn cho tính công bằng trong nền kinh tế thị trường nội địa, chứ đừng mơ đến việc hòa nhập với các nền kinh tế cạnh tranh cao như Mỹ, Nhật, EU.

    Trả lờiXóa
  10. Dương Quang Tương GĐ STP TT Huế là tay ăn hối lộ bợm nhất từ trước đến nay chỉ sau Mãn. Tôi là dân An Dương, Phú Thuận có con, cháu, nội ngoại đều kết hôn có yếu tố nước ngoài. Mỗi lần đến nhờ việc kết hôn phải nhờ chú Sáu đi nói giúp , nhưng nó đều lấy của con, chấu tôi mỗi trương hợp là 3000 đô la mỹ phải đưa ngay nó mới chỉ đạo cho nhân viên bên dưới phong vấn và cho làm thủ tục, đều phải qua tay con dâu nó ở một cữa, cháu nó làm ở phong phong vấn. Sau đó nó mới trình cho tỉnh ký, thử hỏi cán bộ hối lộ như Tương ăn hết đáy quần của dân như vậy vì sao nhà nước cứ dung túng thế. Mỗi lần khi nghe đài, ti vi nói chống tham nhũng, nhưng sờ sờ như Tương vậy thì không ai làm gì? làm sao dân tin đây. Xin hỏi lãnh đạo tỉnh TT Huế có biết không.

    Trả lờiXóa
  11. Em út của bí thư tỉnh ủy Hồ Xuân Mãn là Hồ Xuân Phương được Mãn ép làm Trưởng phòng CSGT, chỉ một thời gian ngắn, những vi phạm đến mức CA tỉnh Thừa Thiên Huế phải điều chuyển công tác, thể hiện "ta đây" coi đời như chẵng có, Phương mua cùng lúc 2 chiếc lexus cho hai vợ chồng nhằm trêu ngươi người Huế.



    2 xe Lexus của Vợ chồng Phương

    Làng Phò Ninh ai cũng biết gia đình ông Hồ Bàng...gia đình nông dân, trước giải phóng tài sản có chi mô...
    Phương...lên Trưởng phòng CSGT hai năm đã có tiền hàng tỉ...nhân dân không nóng mặt mới là lạ...
    Bí thư Hồ Xuân Mãn sắp chỗ cho em một cách trơ trẽn, Mãn cho em cái "gậy" đẹp hơn gậy của Tôn Ngộ Không, Phương ưa chi chỉ cần hô "biến" !!!
    Việc điều chuyển Hồ Xuân Phương ra khỏi CAGT là "giọt nước tràn ly" phá vỡ sự liên kết giữa nguyên bí thư tỉnh ủy Hồ Xuân Mãn và thiếu tướng Nguyễn Thanh Toàn...họ hắt bia vào mặt nhau...
    Đúng là suy thoái...thật rồi...

    Trả lời
    Chỉ có Trung tá Hồ Xuân Phương, em ruột của AHLLVTND Hồ Xuân Mãn mới trả lời được.
    Chạy chức ai chạy thì chạy, riêng Phương không chạy, Đảng bố trí việc chi mần việc nấy, không ngại khó khăn gian khổ, anh Phương là bí thư tỉnh ủy, Phương càng phải làm gương, vì điều ấy còn là danh dự của một dòng họ có nhiều người thành đạt. Phương mua 2 chiếc Lexus không là cái gì cả, "đơn giản" như "đang giởn", tiền mồ hôi nước mắt của Phương, Phương có quyền làm những gì Phương muốn, Phương không vi phạm 19 điều cấm đảng viên không được làm, Phương không vi phạm pháp luật...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Các vị có dịp tìm hiểu ở các nước đang phát triển khác, xe ô tô nhiều hơn ở VN, và đó chỉ là phương tiện thôi.
      Họ nuôi heo, bán heo rồi bỏ ống, nay xổ ống mua xe chơi. Có gì phải bàn, các vị ráng nuôi heo coi thử đi.
      Còn chuyện ít học mà làm to, có gì là sướng ? Đã gọi là công bộc thì chẳng khác gì đầy tớ, vậy các vị có ưa làm đầy tớ không ? Nếu không thì khỏi bàn nhé.
      Mấy ai học giỏi mà làm to ? Có nhà bác học nào làm nguyên thủ không ? Hiếm lắm, và nếu bạn có năng khiếu về chuyên môn thì càng khó làm lãnh đạo. Vì điều gì của bạn đều cụ thể, rành rọt-A là A, B là B.. chứ đâu có nói chung chung được mà làm lãnh đạo, hả.
      By, đừng có mơ hoa nhé. Hun

      Xóa
  12. Các vị có dịp tìm hiểu ở các nước đang phát triển khác, xe ô tô nhiều hơn ở VN, và đó chỉ là phương tiện thôi.
    Họ nuôi heo, bán heo rồi bỏ ống, nay xổ ống mua xe chơi. Có gì phải bàn, các vị ráng nuôi heo coi thử đi.
    Còn chuyện ít học mà làm to, có gì là sướng ? Đã gọi là công bộc thì chẳng khác gì đầy tớ, vậy các vị có ưa làm đầy tớ không ? Nếu không thì khỏi bàn nhé.
    Mấy ai học giỏi mà làm to ? Có nhà bác học nào làm nguyên thủ không ? Hiếm lắm, và nếu bạn có năng khiếu về chuyên môn thì càng khó làm lãnh đạo. Vì điều gì của bạn đều cụ thể, rành rọt-A là A, B là B.. chứ đâu có nói chung chung được mà làm lãnh đạo, hả.
    By, đừng có mơ hoa nhé. Hun

    Trả lờiXóa
  13. Thừa Thiên Huế hết thuốc chữa rồi. Tìm đâu ra lãnh đạo tốt. Tham nhũng trắng trợn, đặc biệt là xây dựng cơ bản. Hết thời ông Thiện với An Bảo thì đến thời ông Cao với Thiên An Hải, dân xây dựng chuẩn bị ăn cám hết rồi

    Trả lờiXóa